7. Kết cấu nghiên cứu
2.7.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 129 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được mô tả cụ thể sau đây:
Bảng 2.24: Thông tin mẫu khảo sát
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2017)
Thông tin mẫu khảo sát Tần suất (n) Phần trăm (%)
1. Giới tính Nam 67 51.9 Nữ 62 48.1 Tổng 129 100% 2. Độ tuổi <18 tuổi 39 30.2 18-28 tuổi 33 25.6 29-39 tuổi 20 15.5 >40 tuổi 37 28.7 Tổng 129 100% 3. Trình độ học vấn THPT 12 9.3 Cao Đẳng 41 31.8 Đại học 44 34.1 Khác 32 24.8 Tổng 129 100% 4. Thu nhập <500 USD/Tháng 23 17.8 500-1000 USD/Tháng 45 34.9 1000-1500 USD/Tháng 37 28.7 >1500 USD/Tháng 24 18.6 Tổng 129 100%
Nhóm giới tính: Trong tổng số 129 phiếu trả lời thì nhóm khách hàng là nam chiếm 51.9% (67 phiếu trả lời), nhóm khách hàng là nữ chiếm 48.1% (62 phiếu trả lời), kết quả cho thấy số lượng khách hàng nam sẵn sàng tham gia bảng câu hỏi về sự hài lòng để khách sạn cung cấp dịch vụ tốt hơn nhiều hơn khách hàng nữ.
Nhóm tuổi: trong tổng số 129 phiếu trả lời thì nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 30.2% (39 phiếu trả lời), nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 28 tuổi chiếm 25.6% (33 phiếu trả lời), nhóm tuổi từ 29 tuổi đến 39 tuổi chiếm 15.5% (20 phiếu trả lời), nhóm trên 40 tuổi chiếm 28.7% (37 phiếu trả lời). Kết quả cho thấy phần lớn nhóm tuổi từ 18 tuổi đến trên 40 tuổi (chiếm 69.8%) là nhóm tuổi tự chủ về thu nhập có nhu cầu đi du lịch cao và sử dụng dịch vụ lưu trú nhiều hơn nhóm tuổi dưới 18 nên sự đánh giá về sự hài lòng sẽ phù hợp hơn.
Nhóm trình độ học vấn: trong tổng số 129 phiếu trả lời thì nhóm khách hàng có trình độ THPT chiếm 9.3% (12 phiếu trả lời), nhóm khách hàng có trình độ cao đẳng chiếm 31.8% (41 phiếu trả lời), nhóm khách hàng có trình độ đại học chiếm 34.1% (44 phiếu trả lời) và trình độ học vấn khác là 24.8%. Kết quả cho thấy hầu hết các khách hàng đi du lịch đều có mức trình độ học vấn đa dạng từ THPT, đại học trở lên. Điều này cho thấy trình độ cuả khách du lịch ngày càng cao thì những đòi hỏi về dịch vụ càng cao.
Nhóm thu nhập: trong tổng số 129 phiếu trả lời thì nhóm dưới 500 USD/Tháng chiếm 17.8 %, (23 phiếu trả lời), nhóm có thu nhập từ 500-1000 USD/Tháng chiếm 34.9% (45 phiếu trả lời), nhóm từ 1000-1500 USD/Tháng chiếm 28.7% (37 phiếu trả lời), nhóm trên 1500 USD/Tháng chiếm 18.6% (24 phiếu trả lời). Kết quả cho thấy nhóm khách du lịch có thu nhập càng cao đòi hỏi chất lượng dịch vụ càng cao. Do đó, khách sạn cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách.