Thực trạng đánh giá rủi ro bên trong công ty Đánh giá rủi ro do các mâu thuẫn về mục đích hoạt động.

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN hệ THỐNG KIỂM SOÁT nội bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN bán lẻ kỹ THUẬT số FPT (Trang 38 - 41)

3 1647817229090 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

2.2.2.1. Thực trạng đánh giá rủi ro bên trong công ty Đánh giá rủi ro do các mâu thuẫn về mục đích hoạt động.

Đánh giá rủi ro do các mâu thuẫn về mục đích hoạt động.

Mục tiêu hoạt động cũng như các chiến lược của công ty được xây dựng dựa trên việc phòng Kế hoạch và Đầu tư phân tích và đề xuất cho BĐH cũng như Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Từ đó, dự án, kế hoạch cũng như các quyết định của BĐH luôn mang tính thống nhất cao, không xảy ra mâu thuẫn trong hoạt động triển khai hay giữa các quyết định với nhau. Tùy vào tình hình thực tế của công ty trong mỗi giai đoạn khác nhau, các kế hoạch và

phù hợp với tình hình tài chính cũng như tình hình nhân sự của công ty trong giai đoạn đó.

Có thể nói, dưới sự quản lý của BĐH và Ban Kiểm soát, sự tham mưu của phòng Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự phối hợp của các phòng ban liên quan hiệu quả của các chiến lược, quyết định trong công ty là tương đối cao. Rủi ro xảy ra do mâu thuẫn về mục đích hoạt động là tương đối thấp không đáng kể. Loại rủi ro này đôi khi xảy ra do các yếu tố kinh tế vĩ mô đến từ bên ngoài doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng tình hình tài chính, kinh doanh, nhân sự của công ty làm sai lệch các dự toán ban đầu của kế hoạch. Tuy nhiên, với sự điều chỉnh và thực thi kịp thời của các kế hoạch, chiến lược khắc phục luôn giúp hạn chế tổn thất và điều hướng nhanh chóng hoạt động của công ty.

Đánh giá rủi ro do sự quản lý thiếu minh bạch.

Nhìn chung, Ban Kiểm soát luôn thực hiện tốt chức năng của mình giúp cho BĐH cũng như Hội đồng quản trị nắm bắt được tình hình của công ty, hạn chế cũng như xử lý kịp thời được những sai phạm xảy ra trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, rủi ro quản lý không chỉ có thể hạn chế và xử lý toàn bộ từ sự giám sát kiểm tra của ủy ban kiểm soát trong công ty mà còn cần sự đến sự quản lý minh bạch, coi trong đạo đức nghề nghiệp của các cấp quản lý ở mỗi phòng ban.

Sự quản lý thiếu minh bạch đôi khi không thể hiện rõ ràng để cho Ban Kiểm soát nhận thấy. Chính vì thế sự quản lý minh bạch cần phải được toàn bộ các nhân viên cũng như các cấp quản lý để ý đến nhằm phát hiện các sai phạm trong quản lý và báo cáo cho phòng ban chức năng.

Đánh giá rủi ro nhân sự.

Tại công ty, khâu tuyển chọn nhân sự rất được quan tâm và đánh giá đúng mức. Điều này thể hiện ở sự khắt khe trong yêu cầu tuyển dụng nhân sự cũng như quá trình đánh giá nhân sự. Các nhân viên phải đảm bảo có bằng đại học, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ cũng như có đạo đứ nghề nghiệp và

sự mẫn cán trong công việc. Chính vì thế chất lượng nhân viên của công ty luôn được đảm bảo ở mức tốt. Tuy rằng, tình trạng ứng tuyển nhờ quen biết vẫn xảy ra nhưng không đáng kể và trải qua đào tạo nghiệp vụ tại công ty vẫn đủ đáp ứng yêu cầu của công ty về nhân sự.

Ngoài ra, ngay từ khi ký kết hợp đồng lao động, công ty đã cung cấp các quy định cần thiết cho người lao động để người lao động nhận thức được vai trò của mình, làm việc vì doanh nghiệp, xác định công việc cụ thể phải làm theo bản mô tả công việc, các công việc phải tuân thủ theo sự điều hành, quản lý, các công việc tuân thủ nội quy, quy chế của doanh nghiệp cũng như chịu trách nhiệm trước BĐH, Hợi đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước.

Đi đôi với trách nhiệm và sự cống hiến của nhân viên thì quyền lợi của nhân viên cũng được chú trọng. Điều này thể hiện ở chế độ lương, chế độ khen thưởng, hỗ trợ…Chính điều này cũng góp phần tạo niềm tin và tinh thần phấn đấu, cống hiến và trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty.

Như đã đề cập ở trên công ty có chế độ lương thưởng hợp lý, tuân theo các tiêu chuẩn của Luật lao động chính vì thế niềm tin, tinh thần phấn đấu và trách nhiệm của nhân viên trong công ty luôn ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, đối với phòng kinh doanh, số lượng nhân viên kinh không đồng tình với chế độ lương thưởng và KPI của công ty khá lớn. Nhân viên của phòng ban này thường xuyên chuyển việc và phòng Nhân sự phải liên tục tuyển dụng nhằm bù đắp nhân sự cho phòng Kinh doanh. Có thể nói phòng kinh doanh là một trong những phòng ban quan trọng nhất của công ty vì nó mang đến phần lớn doanh thu cho công ty. Nhưng vấn đề nhân sự trong kinh doanh lại đang là một trọng điểm cần khắc phục. Vì đặc thù phòng ban nên không như những phòng ban chuyên môn khác vấn đề chất lượng nhân sự của phòng Kinh doanh không cao. Thông thường, nhân viên dưới cấp quản lý thường có học vấn không cao.

Nhìn chung, rủi ro về nhân sự của công ty tương đối thấp do có được sự quan tâm đúng mức và thích đáng của BĐH. Tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề nhân sự cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu 160 HOÀN THIỆN hệ THỐNG KIỂM SOÁT nội bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN bán lẻ kỹ THUẬT số FPT (Trang 38 - 41)