Đặc điểm về nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 67 - 68)

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

4.1.5.Đặc điểm về nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những người lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 nhóm: nhóm can thiệp 66,66% và nhóm chứng 60,00%. Đây là những người lao động chân tay đơn thuần, thu nhập thấp, phần lớn trong những người lao động chân tay này không có việc làm ổn định ai sai bảo gì thì làm nấy, không có việc làm ổn định, đôi khi chỉ làm được trong những tháng nắng ráo, còn khi trời mưa thì phải ở nhà, một số lao động nhưng chỉ lao động bán thời gian thời gian còn lại là thất nghiệp, từ đó thu nhập từ công việc của họ rất thấp, thậm chí không đủ ăn.

Theo nghiên cứu của Kesler (1997), Weissman và Myers (1978) cho rằng có mối tương quan giữa những người có thu nhập thấp và sự gia tăng tỉ lệ trầm cảm, theo một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra những người thất nghiệp có nguy cơ trầm cảm cao.

Tỉ lệ người lao động trí óc là 33,33% ở nhóm can thiệp và 40% ở nhóm chứng, trong thời điểm hiện taị Việt nam chúng ta là một nước đang phát triển, với nền kinh tế thị trường đầy biến động, rủi ro, với áp lực kinh tế, áp lực công việc, áp lực học hành và cả trong quan hệ,…chính những điều này tạo gánh nặng rất lớn cho những người lao động trí óc và là nguy cơ đưa đến trầm cảm, tuy có sự khác biệt về tỉ lệ giữa hai nhóm nhưng không có ý nghĩa thông kê, p = 0,592< 0,05.

Như vậy, các nhận xét trên chúng tôi nhận thấy giữa hai nhóm trong nghiên cứu không có sự khác biệt về độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân mang ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 67 - 68)