- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên
4.3.2.1. Mối tương quan giữa tuổi và sự thay đổi điểm PHQ-9 trước khi điều trị đến sau khi điều trị của tất cả đối tượng hai nhóm
trị đến sau khi điều trị của tất cả đối tượng hai nhóm
Bằng cách tìm mối tương quan giữa điểm PHQ-9 với tuổi của bệnh nhân trong hai nhóm, chúng tôi nhận thấy không có sự tương quan vì hệ số tương quan của cả hai nhóm đều nhỏ hơn 0,2. Tuy nhiên khi nhìn phương trình tương quan, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt về vấn đề này. Đối với nhóm can thiệp, có sự tương quan của thay đổi điểm PHQ-9 so với sau điều trị và tuổi bệnh nhân có xu hướng tương quan nghịch (hệ số a = - 0,025, trong khi đó đối với nhóm chứng là xu hướng tương quan thuận (hệ số a = 0,015). Điều đó có nghĩa là trong nhóm can thiệp nếu bệnh nhân càng nhiều tuổi, thì đáp ứng với liệu pháp tâm lý càng kém, trong khi đó thì đối với nhóm chứng thì ngược lại.
Aranda, Lee và Wilson báo cáo rằng các triệu chứng trầm cảm của người lớn tuổi, từ 50 đến 95 tuổi, liên quan đáng kể đến thu nhập thấp và chức năng xã hội yếu kém, có nghĩa là họ không có khả năng tham gia các hoạt động trong gia đình và với bạn bè bởi vì họ có sức khỏe thể chất kém và không thỏa mái về tinh thần. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập trong liệu pháp kích hoạt hành vi.
Một trong những nguyên lý của liệu pháp là “ đừng chỉ nói mà phải làm”, có nghĩa là muốn có kết quả tốt, bệnh nhân phải tham gia vào các hoạt động. Nhưng với cơ thể không khỏe mạnh, điều kiện xã hội bị hạn chế, do đó việc điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi là hạn chế so với nhóm trẻ tuổi. Điều này phù hợp với các kết quả của chúng tôi. Trong nghiên cứu Derek R Hopko, người ta không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong sự thay đổi điểm trầm cảm trước và sau điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi và cả nhóm điều trị nâng đỡ [50].
4.3.2.2. Mối tương quan giữa điểm PHQ-9 lần đầu với sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa trước và sau điều trị 9 giữa trước và sau điều trị
Trong nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy không có mối tương qua giữa thay đổi điểm PHQ-9 lần đầu với thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị. Điều
này phù hợp với các chỉ định của các thuốc chống trầm cảm, nó đều có tác dụng đối với các mức độ của trầm cảm. Nhưng trong nhóm can thiệp, chúng tôi nhận thấy hệ số tương quan giữa sự thay đổi điểm PHQ-9 lần đầu với thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị là 0,383. Như vậy điều đó có khả năng, bệnh nhân trầm cảm càng nặng càng có hưởng lợi từ liệu pháp này.
Trong các chỉ định điều trị, có hai cách sử dụng các liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh nhân trầm cảm, đó là sử dụng các liệu pháp tâm lý đơn thuần đối với các bệnh nhân trầm nhẹ và vừa, ngoài ra còn sử dụng liệu pháp tâm lý như điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân trầm cảm nặng và kháng điều trị với thuốc. Với cách nhìn nhận như vậy, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã thể hiện được vai trò của liệu pháp kích hoạt hành vi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhân trầm cảm nặng.