- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên
4.2. CÁC BIỂU HIỆN TÂM THẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ 1 Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
Theo nghiên cứu của Trần Hữu Bình cho ta thấy các triệu chứng trầm cảm thường gặp đó là có vấn đề về giấc ngủ,(89,41%), mất hứng thú (88,82%), kém tập trung, (85,55%), tự cho mình hèn kém không giá trị,(80%) qua đó ta thấy các triệu chứng hay gặp trên cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, trong đó có vấn đề về giấc ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi thì bênh nhân chủ yếu là triệu chứng mất ngủ ở cả 2 nhóm nghiên cứu và điều trị, không có bệnh nhân nào ngủ nhiều, tỉ lệ lần lượt 2 nhóm là 93,33% và 100%.
Ở triệu chứng mất hứng thú trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 86,66% và 96,66%, tỉ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu trên.
Ở triệu chứng tập trung kém thì phần lớn bệnh nhân cho rằng họ gặp khó khăn trong tập trung công việc làm ở cơ quan hoặc công việc nhà kể cả khi xem tivi hay đọc sách báo, tỉ lệ 93,33% ở nhóm nghiên cứu và 100% ở nhóm chứng, tỉ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Bình.
Trong nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ ra những triệu chứng gây phiền toái nhất cho bệnh nhân như: Có vấn đề về giấc ngủ, (86,66% và 73,33%), và triệu chứng gây phiền toái ít hơn đó là mất hứng thú, cảm giác buồn hoặc trống rỗng.
Các triệu chứng khác như: Thay đổi sự ngon miệng, bứt rứt chậm chạp, vô vọng, tương lai ảm đạm thì tỉ lệ thấp hơn, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Bình.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân cho mình là hèn kém, không có giá trị có tỉ lệ là 46,66% và 83,33%, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ ở nhóm chứng thì phù hợp với nghiên cứu trên, nhưng ở nhóm nghiên cứu thì thấp hơn, điều này cũng không có ý nghĩa nhiều, nhất là đối với những mẫu ngẫu nhiên.