Mối tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 82 - 84)

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

4.3.2.7.Mối tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

Bên cạnh đánh giá kết quả điều trị bằng PHQ-9 chúng tôi còn sử dụng BADS-SF. Mặc dầu giữa điểm lo âu và sự thay đổi điểm BADS-SF không có mối tương quan (r = 0,276), nhưng khi so sánh với nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy ở nhóm chứng có khuynh hướng tương quan nghịch giữa lo âu và kết quả điều trị (hệ số a = - 0,267).

Như vậy các bệnh nhân có lo âu nhiều có khả năng đáp ứng kém với điều trị thuốc chống trầm cảm đơn thuần. Điều này có thể giải thích bởi mặc dầu một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng bình thần nhưng nó không giải quyết được tâm lý lo âu về bệnh tật của bệnh nhân trầm cảm. Đặc biệt khi bệnh nhân lo âu về tác dụng không mong muốn của các thuốc chống trầm cảm.

Khi so sánh việc sử dụng PHQ-9 và BADS-SF để đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp kích hoạt hành vi trong mối liên hệ với lo âu, chúng tôi nhận thấy đối với nhóm chứng dù sử dụng PHQ-9 hay BADS-SF đều thể hiện khả năng có mối tương quan nghịch với mức độ lo âu và hệ số tương quan giống nhau đối với hai bảng đánh giá này. Nhưng đối với nhóm can thiệp, sự thay đổi điểm PHQ-9 không tương quan với mức độ lo âu (r = 0,048), nhưng đối với sự thay đổi điểm BADS-SF thì hệ số tương quan là 0,276 và có khả năng có mối tương quan nghịch. Do đó có khả năng việc sử dụng BADS-SF có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp hơn PHQ-9.

4.3.2.7. Mối tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

Trốn tránh là một cản trở thưởng xuyên đối làm cho bệnh nhân trầm cảm gặp khó khăn trong khi giải quyết vấn đề. Trốn tránh ở đây có nhiều nghĩa khác

nhau: hoạt động để ngăn ngừa điều gì đó- hành vi trốn thoát- làm đối tượng ra khỏi một tình huống không mong muốn – sự nghiền ngẫm. Trốn tránh và nghiền ngẩm làm bệnh nhân trầm cảm không tìn được cách giải quyết vấn đề và không tạo được sự tự tin với cuộc sống. Từ đó làm bệnh nhân lo âu, ngược lại lo âu làm bệnh nhân càng trốn tránh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự thay đổi điểm AV của BADS-SF có tương quan nghịch với điểm lo âu trước khi điều trị (r = 0,341). Điều này thể hiện là nếu bệnh nhân lo âu càng nhiều thì sự thay đổi điểm AV của BADS-SF càng ít hoặc ngược lại.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 30 bệnh nhân trầm cảm được khám, điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi làm nhóm can thiệp và 30 bệnh nhân làm nhóm chứng chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 82 - 84)