Đánh giá rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 69 - 70)

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

4.2.3. Đánh giá rối loạn lo âu

Chúng ta biết rằng giữa trầm cảm và lo âu luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi bệnh nhân có biểu hiện lo âu lâu ngày, đặc biệt khi lo âu không được điều trị thích hợp, thì bênh nhân sẽ xuất hiện thêm trầm cảm. Và lúc này bệnh nhân xuất hiện trầm cảm - lo âu. Điều này có nghĩa là giữa lo âu và trầm cảm có nối liên hệ qua lại với nhau. Chính điều này, nên hiện nay Tổ chức Y tế thế giới xếp trầm cảm và lo âu vào nhóm gọi là các bệnh tâm thần phổ biến.

Theo Ngô ngọc Tản và Nguyễn văn Ngân trong lo âu ám ảnh sợ thường kết hợp với trầm cảm và nặng lên khi có một giai đoạn trầm cảm xen vào, có một số giai đoạn trầm cảm kèm theo lo âu ám ảnh sợ nhất thời hoặc ám ảnh sợ cũng có khí sắc trầm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, để đánh giá mức độ lo âu của các đối tượng chúng tôi sử dụng thang GAD để đánh giá. Theo cách phân loại mức độ lo âu dựa vào GAD, với mức điểm 10-14 đó là lo âu mức độ trung bình. Trong nhóm can thiệp điểm lo âu trung bình của của bệnh nhân là 10,86, trong khi đó

nhóm chứng là 10,63. Như vậy đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu đều ở mức độ lo âu mức độ trung bình, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các nghiên cứu khác cũng như quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy hai nhóm có sự khác biệt về mức độ điểm GAD trung bình, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w