- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên
4.3.1.2. So sánh sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần đầu tiên và lần thứ hai sau 2 tuần điều trị của 2 nhóm
2 tuần điều trị của 2 nhóm
Khi so sánh sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần đầu tiên và sau 2 tuần điều trị ta nhận thấy giá trị thay đổi trung bình của nhóm can thiệp là 4.43 lớn hơn nhóm chứng là 4.30, điều này cho chúng ta thấy hiệu quả điều trị trầm cảm của nhóm can thiệp khi sử dụng kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và liệu pháp kích hoạt hành vi, trong khi đó nhóm chứng thay đổi có giá trị thấp hơn, mặc dù thời gian mới chỉ sau 2 buổi làm liệu pháp, nhưng bệnh nhân cũng đã nắm được bệnh tật của mình, biết được tại sao bệnh nhân buồn bã, không hứng thú làm việc mà chỉ thích nằm hoặc ngồi một chổ, biết được ở không sẽ sinh bệnh tật, không được hưởng những điều vui vẻ, bệnh nhân biết được trầm cảm có tác động như thế nào đối với các hoạt động, mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng của bệnh nhân(BA-1), bệnh nhân còn biết cách vượt qua trầm cảm với những hoạt động phù hợp với bản thân hay tham gia những hoạt động mà trước đây bệnh nhân yêu thích, bao gồm cả hoạt động trí óc và hoạt động thể dục, thể thao.
Theo nghiên cứu dịch tể học về trầm cảm và các hoạt động thể lực (các bài tâp thể dục, các môn thể thao), chúng có tác động qua lại với nhau, những người gia tăng các hoạt động thể lực thì nguy cơ mắc trầm cảm thấp hơn những người chỉ hoạt động bình thường, những người có hoạt động thể lực trong quá khứ nhưng bây giờ không còn hoạt động nữa thì nguy cơ mắc trầm cảm tăng 1,5 lần so với người vẫn duy trì luyện tập [ 24].
Do đó sau mổi buổi tham gia những hoạt động mà mình yêu thích bệnh nhân thấy mình có những suy nghĩ tích cực hơn, tâm trạng thỏa mái hơn, như vậy các biểu hiện về trầm cảm tự khắc sẽ giảm đi hơn nhiều so với bệnh nhân ở nhóm chứng những người chỉ dùng thuốc chống trầm cảm đơn thuần.