Đánh giá hành vi của các bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

4.2.5.Đánh giá hành vi của các bệnh nhân

Thang đo kích hoạt hành vi cho bệnh nhân trầm cảm (BADS) được phát triển để đo xem bệnh nhân được kích hoạt qua liệu pháp kích hoạt hành vi như thế nào và khi nào. Tuy nhiên BADS cũng có các khuyết điểm của nó, đó là nó tương đối dài. Để khắc phục khuyết điểm này các nhà tâm lý học đã đưa ra một phiên bảng ngắn hơn nhưng cũng thể hiện đầy đủ bản chất của BADS đó là BADS-SF gồm 9 câu.

Trong một nghiên cứu 28 sinh viên có cảm giác buồn ở trường đại học Wisconsin- Milwaukee, người ta thấy điểm tổng cộng của BADS-SF trung bình

là 15,68. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình của BADS-SF của nhóm can thiệp là 12,5 và nhóm chứng là 12,8. Như vậy so với các sinh viên của trường đại học, điểm BADS-SF của các bệnh nhân trong nghiên cứu đều thấp hơn. Điều này có thể lý giải vì đối tượng nghiên cứu tại trường đại học chỉ là các học sinh có cảm giác buồn, còn trong nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân đã được chẩn đoán trầm cảm. Do đó điểm của sự kích hoạt hành vi trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi thấp hơn là phù hợp với thực tế.

Mặc dù trong nhóm chứng điểm của BADS-SF cao hơn so với nhóm can thiệp, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05.

Trong một nghiên cứu 193 người tại cộng đồng, người ta sử dụng bảng câu hỏi BADS. Người ta nhận thấy điểm trung bình của nam giới là 68,4, trong khi điểm trung bình của nữ giới là 70,44. Điều này có nghĩa là sự kích hoạt hành vi của nữ giới cao hơn nam giới, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này cùng phù hợp với kết quả của chúng tôi, điểm trung bình của BADS-SF của nam và nữ gần bằng nhau (12,69 và 12,61).

Khi nghiên cứu hiệu quả điều trị tâm lý cho các bệnh nhân trầm cảm người ta chú ý nhiều đến học vấn của bệnh nhân. Người ta thường quan niệm rằng để hiểu được ý nghĩa và áp dụng các liệu pháp tâm lý, bệnh nhân phải có một số tư duy trừu tượng tương đối tốt. Nhưng đối với liệu pháp kích hoạt hành vi người ta chú tâm nhiều đến vấn đề làm hơn là nói (nguyên tắc của liệu pháp). Do đó việc đánh giá các mối tương quan với trình độ học vấn chúng tôi cũng cần quan tâm.

Trong kết quả của chúng tôi, điểm BADS-SF cao nhất ở nhóm đối tượng đại học và cao đẵng, thấp nhất ở nhóm tiểu học (13,12 và 11,8). Tuy nhiên sự khác biệt này là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê..

Khi bị trầm cảm bệnh nhân thường có khuynh hướng trốn tránh các sự kiện gây sang chấn, cũng như trốn các hoạt động thông thường trong cuộc sống, thậm chí trốn các hoạt động bệnh nhân ưa thích trước đây. Đây cũng là yếu tố làm cho bệnh nhân trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh yếu tố trốn tránh đó, bệnh nhân trầm cảm thường hay nghiền ngẩm về các nổi khổ, bất hạnh và các triệu

chứng bệnh của mình. Đây là một mục tiêu rất quan trọng của liệu pháp kích hoạt hành vi, vì vậy trong nguyên tắc của liệu pháp này có đề cập đến.

Trong các bảng đánh giá trầm cảm người ta thường ít quan tâm đến vấn đề này. Nhưng trong bảng câu hỏi BADS-SF có một phần quan trọng đó là đánh giá hành vi trốn tránh, nó bao gồm cả hành vi trốn tránh và hành vi nghiền ngẩm.

Trong nghiên cứu tại trường đại học, người ta thấy điểm hành vi trốn tránh của BADS-SF là 7,82. Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm hành vi trốn tránh là 3,83 của nhóm can thiệp và 4,16 của nhóm chứng. Như vậy thấp hơn nhiều so với các sinh viên trong trường đại học. Điều này thể hiện các bệnh nhân của chúng tôi có các hành vi trốn tránh và nghiền ngẩm rất cao. Khi xét sự khác biệt giữa hai nhóm chúng tôi thấy nhóm chứng có điểm hành vi trốn tránh cao hơn, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Sau khi xem xét hai phần trên chúng tôi nhận thấy giữa hai nhóm trong nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt nhân khẩu học và các biểu hiện trầm cảm cũng như tình trạng hành vi của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)