So sánh sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần thứ nhất và lần thứ ba sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 74 - 77)

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

4.3.1.4.So sánh sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần thứ nhất và lần thứ ba sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm

tuần điều trị) của 2 nhóm

Dựa vào kết quả nghiên cứu ta nhận thấy rằng sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần thứ hai và lần thứ ba của nhóm can thiệp có giá trị lớn hơn sự thay đổi điểm PHQ-9 của nhóm chứng, 5,40 so với 3,00, điều này một lần nữa ta xác nhận kết quả của liệu pháp kích hoạt hành vi tác động lên bệnh nhân trầm cảm rất lớn.

Sau 4 tuần điều trị với liệu pháp kích hoạt hành vi kết hợp với thuốc tỉ lệ mới khác biệt như vậy là do ở bệnh nhân được huấn luyện liệu pháp này, ngoài sự hiểu biết về các hoạt động có lợi cho tâm trạng bệnh nhân, hiểu về mối tương quan giữa hoạt động và trầm cảm, hiểu về các hoạt động có lợi cho sức khỏe trong quá khứ, những hoạt động mới bệnh nhân sẽ hướng tới, bênh nhân còn hiểu rõ làm thế nào để vượt qua trở ngại trong quá trình tiến hành các hoạt động mới, cuối cùng là tự tin sẽ vượt qua được trầm cảm để đi đến đích cuối cùng, cho nên bênh nhân có sự tiến bộ ngày một tăng lên đối với rối loạn trầm cảm, thể hiện qua sự thay đổi điểm PHQ-9 qua từng mốc thời gian, sau buổi thứ ba nhóm can thiệp thay đổi là 4,43 và sau buổi thứ năm là 5,40. còn với nhóm chúng có thay đổi nhưng thấp hơn sau buổi thứ ba 4,33 và sau buổi thứ năm 3,00.

4.3.1.4. So sánh sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần thứ nhất và lần thứ ba sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 4 tuần điều trị của 2 nhóm

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa lần thứ nhất và lần thứ ba sau 4 tuần điều trị ở nhóm can thiệp có sự thay đổi khác biệt so với nhóm chứng, 9,83 so với 7,30 với p = 0,01<0,05.

Đế có được sự thay đổi lớn như vậy chỉ có thể là kết quả của phương pháp điều trị khác nhau, một nhóm chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần và một nhóm thì ngoài thuốc còn điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi. Trong liệu pháp kích hoạt hành vi ta thấy có sự cải thiện đáng kể bệnh nhân sau BA-1 ngoài tác dụng của thuốc họ nhận thức được rằng liệu pháp kích hoạt hành vi hổ trợ rất lớn trong quá trình điều trị, muốn thoát khỏi tình trạng trầm cảm họ

phải tham gia các hoạt động, nhất là các hoạt động phù hợp với họ trong quá trình điều trị, họ hiểu được sự tương quan giữa trầm cảm và các hoạt động nếu không hoạt động một cách tích cực họ khó có thể thoát khỏi tình trạng trầm cảm.

Trong BA-1 họ còn có thể nhớ lại được những hoạt động yêu thích trước đây để dễ duy trì hoạt động trong giai đoạn này, ở BA-2 bệnh nhân sẽ nắm bắt được cách vượt qua trầm cảm để thực hiện các hoạt động ngay cả khi họ không thích các hoạt động đó, tạo động lực cho bệnh nhân bằng cách phân tích cái lợi, cái hại khi không vận động và cái lợi, cái hại cả khi vận động sau đó đưa ra kết luận nên chọn hoạt động nào phù hợp, rồi tạo những ham muốn cho bản thân khi tham gia những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Trong BA-3 bệnh nhân sẽ được luyện tập cách vượt qua trở ngại khi họ không muốn hoạt động, bản thân bệnh nhân sẽ tự đưa ra những trở ngại khi họ dự định tham gia hoạt động rồi sau đó họ giải quyết khó khăn và tạo bước đi riêng cho bản thân, khi thực hiện được điều này rồi bênh nhân tập cân bằng các hoạt động bản thân giữa các hoạt động có trách nhiệm và hoạt động mà bản thân yêu thích nếu hoạt động nào thái quá cũng ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.

Trong BA-4 bệnh nhân nhận thức được cách vượt qua bệnh trầm cảm và vai trò của bản thân trong trị liệu nên họ tự tin tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe, họ đưa ra những ước mơ của họ và đúc kết những ước mơ nào đã đạt được và ước mơ nào chưa đạt được, cuối cùng họ tự tin vượt qua trầm cảm.

Chính nhờ những trị liệu này mà ta thấy được sự thay đổi đáng kể điểm PHQ-9 của nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

Điều này phù hợp với nghiên cứu Derek R. Hopko đối với 25 bệnh nhân trầm cảm, trong đó có 10 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi và 15 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp nâng đỡ. Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi có điểm trung bình Beck trầm cảm giảm nhiều sau điều trị (35,1- 19,1) sự thay đổi này lớn hơn so với nhóm được can thiệp bằng liệu pháp nâng đỡ (37,1-30,2).

Liệu pháp kích hoạt hành vi dựa trên nguyên lý của hành vi, ở những người bị trầm cảm thường có biểu hiện giảm hứng thú. Như trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 91,67% bệnh nhân có triệu chứng này. Từ đó bệnh nhân sẽ không thực hiện các hoạt động, khi không hoạt động bệnh nhân không nhận được các củng cố tích cực của xã hội và của những người xung quanh đồng thời làm bệnh nhân có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Từ đó bệnh nhân có những hành vi trốn tránh các tình huống trong xã hội và bệnh nhân có biểu hiện nghiền ngẫm các vấn đề của bản thân.

Bình thường, con người thực hiện các hoạt động theo nguyên tắc “ từ trong ra ngoài” có nghĩa là người ta thích rồi mới làm việc. Nhưng đối với bệnh nhân trầm cảm, không thể đợi bệnh nhân hứng thú rồi mới đề nghị bệnh nhân thực hiện các hoạt động, mà chúng ta thực hiện theo nguyên tắc “từ ngoài vào trong” có nghĩa là đề nghị bệnh nhân thực hiện hành vi sau đó mới thu được sự hứng thú. Vì vậy trong đánh giá tiến triển của bệnh nhân mà chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng thì cũng chưa thể hiện hết được sự thay đổi đó, đặc biệt đối với bệnh nhân đang được điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi. Chính vì lý do đó mà Kanter, Mulick, Busch, Berlin và Martell đã đưa ra thang đánh giá kích hoạt hành vi cho bệnh nhân trầm cảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm BADS- SF trung bình của nhóm can thiệp giảm gấp đôi so với nhóm chứng (24,96- 12,16) và sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê. Nếu so với sự thay đổi của PHQ-9 chúng ta nhận thấy sự thay đổi lớn hơn của điểm BADS-SF. Điều này phù hợp với mục đích của bảng BADS-SF. Như vậy với liệu pháp kích hoạt hành vi, bệnh nhân trầm cảm có sự thay đổi nhiều về hành vi cùa mình, còn đối với bệnh nhân dùng thuốc, chỉ chờ đợi sự tác dụng của thuốc lên triệu chứng giảm hứng thú, và từ đó mới thay đổi hành vi của bệnh nhân. Do đó sự thay đổi hành vi của bệnh nhân sử dụng thuốc sẽ ít hơn.

4.3.1.6. Thay đổi điểm FA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm. tuần diều trị của 2 nhóm.

Trong liệu pháp kích hoạt hành vi, nhà trị liệu hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo từng bước: xác định các hành vi trước đây

bệnh nhân ưa thích, chọn và hoạt động phù hợp với điều kiện của bệnh nhân và từ đó đưa ra các phương pháp thực hiện. Vì vậy bệnh nhân sẽ khu trú các hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn điều trị. Điều này thể hiện ra trong kết quả điều trị của nhóm can thiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm kích hoạt cục bộ thay đổi nhiều ở nhóm can thiệp (10,5-5,4).

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng (Trang 74 - 77)