- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên
4.3.1.7. Thay đổi điểm AV trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm.
tuần diều trị của 2 nhóm.
Ở bệnh nhân trầm cảm, họ thường trốn tránh các hoạt động cụ thể trong công việc hoặc ở nhà, tránh những cảm xúc đau khổ như nổi buồn hoặc sợ hãi, tránh các xung đột giữa người và người. Một trong những nguyên lý của liệu pháp kích hoạt hành vi có đề cập đến: các kiểu thích ứng ngắn hạn làm cho bệnh nhân lẩn quẩn trong tình trạng trầm cảm. Hành vi thích ứng ngắn hạn đó thường là hành vi trốn tránh và nghiền ngẩm các vấn đề đó.
Nhận thức được vấn đề này nên Christopher R. Martell tác giả của cuốn sách Behavior activation for depression đã dành một chương để viết về các cách làm thế nào để giải quyết hành vi trốn tránh của bệnh nhân trầm cảm.
Theo David Veale, liệu pháp kích hoạt hành vi là làm sao để bệnh nhân trầm cảm thấy được ảnh hưởng của hành vi trốn tránh. Đồng thời cũng chỉ ra rõ hành vi trốn tránh là sự thu mình lại và tránh cả hoạt động hằng ngày và tương tác xã hội. Và chính hành vi trốn tránh này làm cho bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng thêm. Để giải quyết vấn đề này trong chương trình điều trị của chúng tôi, nhà trị liệu hướng dẫn bệnh nhân thực hiện theo ba bước
+ Cùng với bệnh nhân phân tích để bệnh nhân hiểu được vấn đề. Chúng tôi sử dụng câu “ Nhàn cư vi bất thiện” để bệnh nhân hiểu được rằng nếu không làm gì thì sẽ có suy nghĩ tiêu cực, và chính suy nghĩ tiêu cực làm bệnh càng nặng nề thêm.
+ Hướng dẫn bệnh nhân cách giải quyết vấn đề
+ Đề nghị bệnh nhân thực hiện các hành vi và tự đánh giá sự hứng thú khi thực hiện các hành vi đó.
Với các cách làm như vậy do đó các bệnh nhân bị trầm cảm được can thiệp bằng liệu pháp kích hoạt hành vi của chúng tôi có sự thay đổi nhiều về điểm hành vi trốn tránh trong thang BDS-SF so với nhóm chỉ dùng thuốc (8,86 – 4,10).
4.3.1.8. Thay đổi điểm GA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm. tuần diều trị của 2 nhóm.
Trong suốt bốn buổi điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các công việc cụ thể và có mục đích. Đặc biệt các hành vi này phải được lên kế hoạch để bệnh nhân thực hiện theo từng bước. Có như vậy bệnh nhân mới dể thành công và dể thực hiện. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân dần dần tự mình khái quát vấn đề để vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. Do đó vấn đề khái quát các hoạt động là mục tiêu cuối cùng của liệu pháp. Đây là một mức cao của liệu pháp. Điều này thể hiện trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm can thiệp có sự thay đổi trong điểm kích hoạt chung cao hơn so với nhóm chứng ( 5,6 - 2,66).
4.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị