- Phần chi ĐTPT trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
3.1.1. Tiêm̀ năng, thếmanh trong phát triển kinh tếcủa thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là TP trực thuộc trung ương, là đô thị loại 1 cấp quốc gia, bao gồm 15 đơn vị hành chính (7 quận, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo). TP có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế. Các tiềm năng, thế mạnh của thành phố có tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương phải kể đến như:
* Vị trí địa lý:
Thế mạnh đầu tiên của TP Hải Phòng đó chính là vị trí địa lý. Hải Phòng có tổng diện tích là 1.519,2 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông giáp biển Đông. Chính vị trí thuận lợi đã tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển kinh tế biển, giao thương thuận lợi với các địa phương trong nước cũng như với các quốc gia trên thế giới. TP là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không.
*Biển và các tài nguyên của biển:
Hải Phòng được nhắc đến với tên gọi là TP cảng. Bởi lẽ, với bờ biển dài trên 125 km, thành phố có 36 bến cảng gồm 13 bến cảng tổng hợp, 11 bến cảng công-ten-nơ và 12 cảng hàng lỏng. Do có cảng biển, với số chiều dài cầu cảng chiếm 1/4 của cả nước, Hải Phòng được coi là cửa ngõ xuất nhập khẩu qua cảng biển của miền Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế TP. Hàng năm, nguồn thu NS từ hải quan, từ cảng biển rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên biển phong phú với
gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao, Hải Phòng phát triển ngành đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hai bãi biển Đồ Sơn và Cát Bà nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình. Hàng năm, những nơi này thu hút đông đảo khách du lịch, đóng góp đáng kể vào thu NSĐP.
*Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hải Phòng là một trong số ít địa phương đi đầu và sớm đón nhận nguồn vốn FDI. Những năm gần đây, môi trường đầu tư của Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những điểm sáng của nền kinh tế TP. Giai đoạn 2011-2014 TP đã có những bước đột phá mạnh mẽ về thu hút FDI với lượng vốn thu hút được hơn 6 tỷ USD, bằng 54,4% tổng số vốn thu hút từ trước tới nay (năm 2012 đạt 1,26 tỷ USD đứng thứ 2 toàn quốc, năm 2013 đạt 2,64 tỷ USD đứng thứ 3 toàn quốc). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 đạt 618,36 triệu USD. Lũy kế đến ngày 15/12/2015, thành phố có 454 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 10.891,18 triệu USD. Các nhà đầu tư FDI tại Hải Phòng đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đứng đầu về quy mô đầu tư là Nhật Bản (chiếm 37,7% tổng vốn đầu tư), Hàn Quốc (chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư). Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào khu công nghiệp, khu kinh tế của TP. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 85,5% tổng vốn đầu tư. [87]
Khu công nghiệp Đình Vũ cùng với khu công nghiệp đô thị và dịch vụ VSIP với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đang là những địa chỉ đầu tư được nhiều DN hướng tới. Nhiều DN đã hoạt động ổn định, một số DN tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng sản lượng sản phẩm xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu TP; tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.