Kết quả chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 91 - 94)

- Phần chi ĐTPT trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;

3 Số lao động được giải quyết việc làm Người 255.000 46.782 48.647 50.606 5.500 55.700 255

3.2.2. Kết quả chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Bảng 3.2: Chi NSĐP giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng chi NSĐP 11.654.134 12.697.614 15.047.774 16.296.623 19.778.480 I Chi CĐ NSĐP 10.452.868 11.067.690 13.294.915 14.393.173 18.574.820

Trong đó:

1 Chi đầu tư phát triển 2.142.608 1.629.599 2.473.106 2.612.051 2.533.869

Trong đó: Chi ĐT XDCB 2.130.376 1.616.599 2.469.106 2.608.051 2.529.869 Tỷ trọng cho ĐTPT / Tổng chi CĐ NSĐP 20,5% 14,7% 18,6% 18,15% 13,6% Tỷ trọng cho ĐT XDCB/ Tổng chi CĐ NSĐP 20,4% 14,6% 18,57% 18,12% 13,62%

2 Chi thường xuyên 4.933.086 6.035.193 6.401.359 7.551.565 8.092.814Trong đó: Trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.774.754 2.002.111 2.542.900 3.096.690 3.275.472 - Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 49.408 55.059 57.475 59.663 68.342 Tỷ trọng chi thường xuyên / Tổng chi CĐ NSĐP 47,2% 54,5% 48,1% 52,5% 43,6%

3 Chi khác 3.377.174 3.402.898 4.420.450 4.229.557 7.948.137

Tỷ trọng chi khác / Tổng chi CĐ NSĐP 32,3% 30,8% 33,3% 29,35% 42,8%

II Các khoản chi được quản lý qua NSNN 1.201.266 1.629.924 1.752.859 1.903.450 1.203.660

Nguồn: UBND thành phố Hải Phòng [91]

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng chi cân đối NSĐP đạt 67.783.466 triệu đồng, trong đó chi ĐTPT là 11.391.233 triệu đồng, chi thường xuyên đạt 33.014.017 triệu đồng và chi khác là 23.378.216 triệu đồng; ta thấy chi thường xuyên lớn gấp 2,9 lần

so với tổng chi ĐTPT. Điều này, trái với xu thế chung là tăng chi tích lũy, giảm chi thường xuyên, cơ cấu chi của TP chưa hợp lý, chưa tạo được động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của Hải Phòng. So với một số tỉnh, thành trong nước thì tỷ trọng chi cho ĐTPT của TP quá thấp, như Đà nẵng, chi ĐTPT chiếm tỷ trọng gần 59% so với tổng chi NSĐP và gấp 1,67 lần chi thường xuyên.

Hiện nay, theo quy định hiện hành vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư được phản ánh vào chi thường xuyên là bất hợp lý, nó làm cho kết quả chi ĐT XDCB và chi thường xuyên bị méo mó. Cụ thể:

Bảng 3.3: Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Chỉ tiêu

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 185.547 272.623 290.300 213.323 301.951

(triệu đồng)

- Chi ĐT XDCB (triệu đồng) 2.130.376 1.616.599 2.469.106 2.608.051 2.529.869

- Tỷ trọng chi ĐT XDCB/Tổng chi CĐ 20,4 14,6 18,6 18,1 13,62 NSĐP (%) (chưa tính vốn SN có tính

chất ĐT )

-Chi ĐT XDCB (Sau khi cộng cả vốn 2.315.923 1.889.222 2.759.406 2.821.374 2.831.820

SN có tính chất đầu tư) (triệu đồng)

- Tỷ trọng chi ĐT XDCB/Tổng chi CĐ 22,2 17,1 20,8 19,6 15,2 NSĐP (sau khi cộng cả vốn sự nghiệp

có tính chất ĐT) (%)

Nguồn: Số liệu tác giả tính toán dựa trên [45]

Như vậy, nếu tính vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư vào chi ĐTXDCB thì tỷ trọng chi ĐTXDCB/ Tổng chi cân đối NSĐP đã tăng từ 13,62% lên 15,2% (năm 2015). Đối với NSĐP (toàn TP), mức độ chênh lệch về tỷ trọng này là không đáng kể xong ở cấp xã, mức độ chênh lệch thể hiện rất rõ. Chẳng hạn, năm 2014 tại xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên có chi ĐTPT (chi ĐTXDCB) là 3.342 triệu đồng, chi thường xuyên là 13.392 triệu đồng (trong đó, chi sự nghiệp giáo dục là 5.091 triệu đồng). Nếu phản ánh như này thì chi thường xuyên rất lớn

và gấp hơn 4 lần chi đầu tư. Trên thực tế nguồn chi sự nghiệp giáo dục 5.091 triệu đồng có tới 5.073 triệu đồng là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Do đó, thực tế chi ĐTXDCB phải lớn hơn 8.415 triệu đồng. Như vậy, nếu vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư phản ánh vào chi thường xuyên là chưa hợp lý. Hiện nay, quy định về việc sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư chưa rõ ràng, làm cho ĐP khó khăn trong việc thực thi và giải trình. Tại Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN: “Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong dự toán NSNN của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được sử dụng cho các trường hợp đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp). Không bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư mới.” Việc xây mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có là hoạt động xây dựng cơ bản; có những hạng mục vài chục triệu nhưng cũng có những hạng mục lên đến hàng tỷ đồng. Nếu số chi để xây mới các hạng mục được quyết toán vào chi thường xuyên thì không phản ánh đúng số thực chi cho hoạt động xây dựng cơ bản. Mặt khác, cùng là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nhưng chế độ thanh toán, báo cáo, quyết toán và kiểm tra lại khác nhau nếu có mức vốn đầu tư khác nhau. Cụ thể: Đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỉ đồng trở lên, việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định như đối với dự án đầu tư nguồn NSNN; Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước; Chế độ báo cáo, quyết toán và kiểm tra thực hiện như quy định đối với vốn sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Riêng việc quyết toán đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỉ đồng trở lên, thực hiện như quy định đối với vốn đầu tư theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài

báo cáo, kiểm tra.

Kết quả thực hiện dự toán chi NSĐP của TP thể hiện qua biểu đồ 3.5:

Biểu đồ 3.5: Kết quả thực hiện dự toán chi NSĐP

19.778.48115.047.774 16.296.623 15.047.774 16.296.623 đ n g 12.697.614 11.654.134 TH Tr iệ u 13.230.655 DT 10.059.691 11.280.479 12.103.471 7.631.550 1 2 3 4 5 Năm

Nguồn: UBND thành phố Hải Phòng [90], [91]

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w