Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 142 - 143)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách địa phương

Xây dựng dự toán NS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLNN về NS. Xây dựng dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý NS. Dự toán là căn cứ để các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức, điều hành và thực hiện thu-chi trong một khoảng thời gian nhất định và là cơ sở để thực hiện quyết toán NS. Vì vậy, xây dựng dự toán có chất lượng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, điều hành NS của các cấp, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Cần nâng cao chất lượng cả dự toán thu và dự toán chi. Dự toán thu có ảnh hưởng đến dự toán chi, ảnh hưởng đến cân đối thu-chi.

Để nâng cao chất lượng lập DT thu NS ( nhất là dự toán thu thuế) cần nâng cao chất lượng dự báo. Dự báo về tốc độ tăng GDP, dự báo về chính sách thu, dự báo về tình hình hoạt động của DN; phân tích, đánh giá những tác động tăng, giảm thu theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế phải tương đối sát thực, phải khách quan. Dự toán thu cần căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch thu của một số năm liền kề, nhất là khả năng thực hiện dự toán thu của năm báo cáo. Dự toán thu đảm bảo bao quát hết nguồn thu, tránh bỏ sót nguồn

thu. Khi xây dựng chính sách thu cần đảm bảo không tận thu mà phải đảm bảo bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn, không tận thu. Để đảm bảo dự toán thu có tính khả thi cũng cần hạn chế và tiến tới xóa bỏ chỉ tiêu giao thu áp đặt từ NS cấp trên đối với NS cấp dưới.

Lãng phí NS có thể xảy ra ngay từ khâu lập DT. Do đó để giảm lãng phí ngân sách cần phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập DT. Dự toán chi NS của các cấp cần bám sát các nhiệm vụ của từng cấp NS, căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước, cân đối với nguồn thu của địa phương để ưu tiên bố trí vốn cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không bố trí vốn cho những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Trong DT chi cần tăng tỷ trọng chi ĐTXDCB, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Phân bổ vốn để thanh toán dứt điểm các công trình còn nợ kéo dài, các công trình dở dang vì thiếu vốn; kiên quyết cắt bỏ các công trình, dự án chưa thực sự cần thiết; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của TP.

Chất lượng DT tốt hay không tốt là phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người, từ người lập cho đến người thẩm định, người có thẩm quyền phê chuẩn. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành cần bố trí các cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn để tham gia công tác lập, thẩm định và phê duyệt DT.

4.2.3. Nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môncủa cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w