Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lýnhànước đối với thu chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 145 - 146)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.2.4. Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lýnhànước đối với thu chi ngân sách địa phương

chi ngân sách địa phương

Công khai, minh bạch là nguyên tắc, là yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý thu-chi NS. Điều đó được quy định cụ thể trong Hiến Pháp và Luật NSNN. Tại Điều 55 Hiến pháp năm 2013 có ghi: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng,

công khai, minh bạch, đúng pháp luật.”; Điều 8 Luật NSNN 2015 cũng đã thể

hiện cụ thể yêu cầu này: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.”

Nhà nước sử dụng các khoản thuế do người dân nộp vì vậy Nhà nước phải có trách nhiệm giải trình, công khai việc sử dụng tiền thuế tới người dân. Người dân có quyền được tiếp cận thông tin, được biết việc sử dụng các đồng thuế vào mục đích gì và đạt được những kết quả nào, có hiệu quả hay không hiệu quả.

Trong những năm qua, chính quyền trung ương cũng như địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng quy trình ngân sách minh bạch, rõ ràng; xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách và các định mức chi tiêu công khai, minh bạch; công khai và lấy ý kiến rộng rãi về các văn bản luật, các chế độ, chính sách lớn có tác động đến đông đảo người dân; công khai các số liệu, tài liệu liên quan đến dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; …Tuy nhiên, các thông tin được công khai vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời. Do đó, trong thời gian tới các thông tin trong công tác QLNN như các kết quả thanh tra, kiểm tra, tình hình thiện hiện các kiến nghị qua mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra cần công khai minh bạch hơn, công khai thu-chi ngân sách cần kịp thời hơn.

Công khai thông tin cũng đồng nghĩa với việc gắn trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước đối với thu-chi NS. Do đó, tăng cường công khai, minh bạch các thông tin về NS và quản lý NS sẽ giúp tăng tính hiệu quả của công tác quản lý hơn.

Hiện nay, các Website được coi là kênh tra cứu thông tin hiện đại, thuận tiện; là phương tiện để các cơ quan QLNN công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan QLNN tại Hải Phòng chưa thực hiện tốt công tác công khai thông tin theo quy định trên các Website. Do đó, thành phố cần có chế tài mạnh hơn, xử phạt nghiêm đối với các cơ quan này, không chỉ dừng ở việc nhắc nhở, cần quy trách nhiệm đến người đứng đầu các cơ quan.

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w