Đổi mới quan điểm vàphương hướng hoàn thiện quản lýnhànước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 136 - 140)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.1.2. Đổi mới quan điểm vàphương hướng hoàn thiện quản lýnhànước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm

với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm 2025

4.1.2.1. Mục tiêu và quan điểm quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện QLNN đối với thu-chi NS TP Hải Phòng trong thời gian tới là khắc phục được những hạn chế còn tồn tại hiện nay, đạt được các mục tiêu của công tác quản lý thu-chi NS, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước trong thời gian tới, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu của công tác quản lý thu-chi NS cần quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Luật NSNN, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu

tư công và các quy định có liên quan đến thu-chi NSNN.

Thứ hai, quản lý và điều hành thu-chi NS phải tuân thủ DT được giao; đảm bảo tập trung đầy đủ và kịp thời nguồn thu vào NS và chi đúng DT.

Thứ ba, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, phân bổ chi NS phải bám

sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm của TP Hải Phòng. Phân bổ ngân sách bảo đảm không dàn trải, tập trung có trọng điểm, đáp ứng đủ nguồn lực cho các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, đổi mới phương thức, quy trình chi NS, đẩy mạnh phân cấp, phân

quyền; tăng cường giao trách nhiệm quản lý vốn đầu tư công theo đúng phân cấp, phân quyền cho các địa phương; khắc phục tình trạng chi phân tán, dàn trải; loại bỏ cơ chế “xin-cho”.

Thứ năm, từng bước điều chỉnh cơ cấu chi NSĐP theo hướng tăng tỷ trọng

chi đầu tư XDCB và giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Tăng cường các biện pháp huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có khả năng thu hồi vốn.

Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu-chi NS.

4.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của Thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Để hoàn thiện QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phòng, trong những năm tới TP Hải Phòng cần tập trung vào những vấn đề sau:

a). Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của chủ thể quản lý

Để thực hiện công việc quản lý và điều hành, đạt kết quả tốt trong công tác quản lý, đáp ứng với các yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế thì đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý cần có kiến thức sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng tổ chức và điều hành, tinh thần, trách nhiệm cao khi thực thi công vụ.

Trong thời gian tới, TP đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; sắp xếp những người có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý thu-chi NS.

b). Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý

Các cơ chế, chính sách thu- chi phù hợp với địa phương, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính quyền TP cần ban hành văn bản quy định phân cấp nguồn thu theo hướng tăng dần nguồn thu cho cấp huyện và cấp xã.

Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra từ khâu lập DT đến khâu quyết toán; thanh tra, kiểm tra chủ thể quản lý và sự tuân thủ của khách thể quản lý.

Kế hoạch thu-chi NS phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, của cả nước; quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương phù hợp với thực tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Chi đầu tư XDCB cần bám sát các kế hoạch, quy hoạch này.

c). Đổi mới phương pháp quản lý

Hiện nay, các phương pháp quản lý đang được áp dụng như phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tổ chức, phương pháp thuyết phục. Trong các phương pháp này thì phương pháp kinh tế và phương pháp thuyết phục chưa được chú trọng và chưa phát huy được nhiều tác dụng đối với kết quả điều hành và thực thi NS. Do đó, trong thời gian tới cần đổi mới, tăng cường hai phương pháp này. Phương pháp kinh tế được đổi mới theo hướng tăng mức thưởng cho những người có thành tích trong công tác quản lý. Mức thưởng phải được xây dựng đủ để người thực thi có động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao. Thuyết phục là hoạt động do các chủ thể quản lý tiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, chứng minh...làm cho khách thể quản lý hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý. Phương pháp thuyết phục là rất cần thiết bởi vì sự tự giác thực hiện bao giờ cũng đem lại những kết quả tốt hơn sự cưỡng chế, bắt buộc. Thời gian qua phương pháp thuyết phục chưa được triển khai sâu, rộng. Vì vậy, trong thời gian tới cần triển khai sâu, rộng phương pháp này. Ngoài ra cần áp dụng phương pháp quản lý mới là quản lý thông qua sự giám sát của người dân. d). Hoàn thiện nội dung quản lý

Nội dung quản lý nhà nước đối với thu-chi NS TP Hải Phòng cần được hoàn thiện từ việc ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức thực thi cho đến kiểm tra, giám sát quá trình thực thi đó.

Thứ nhất, về việc ban hành các văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật cần sớm được nghiên cứu sửa đổi khi không còn phù hợp với thực tiễn. Về thu, cần bao quát hết khoản thu theo quy định, tránh bỏ sót nguồn thu; về chi cần đảm bảo các định mức, tiêu chuẩn có tính khả thi cao, phân bổ nguồn lực hợp lý, tạo nguồn thu bền vững cho tương lai.

Thứ hai, tổ chức thực thi: Về lập dự toán (Hình thành ngân sách): Lập dự toán NS trung hạn (3-5) năm. Trên cơ sở dự báo sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP và cả nước, tình hình biến động chính trị, kinh tế của thế giới, đánh giá và lập kế hoạch nguồn thu để xây dựng kế hoạch chi NS trung hạn. Phân bổ chi NS cần bám sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm của TP Hải Phòng.

Với lợi thế về biển, trong công tác lập DT thu trong thời gian tới có thể khai thác nguồn thu nhiều hơn từ biển như thu xuất nhập khẩu, thu cho thuê bến bãi, thu về du lịch biển,…Còn đối với lập DT chi cần điều chỉnh lại cơ cấu chi theo hướng giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên và nâng dần tỷ trọng chi ĐTXDCB.

DT chi xây dựng cơ bản tập trung vốn cho các công trình trọng điểm có sức lan tỏa cho sự phát triển của TP và của cả vùng.

Về chấp hành dự toán: Đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời các nguồn thu

vào NS, hạn chế tình trạng thất thu NS, giảm nợ thuế, đồng thời phải nuôi dưỡng nguồn thu.

Chi NS tuân thủ đúng dự toán được giao; đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí; Tập trung các nguồn vốn theo quy định để thanh toán dứt điểm nợ XDCB, đảm bảo công nợ theo quy định của thành phố.

Các cơ quan, đơn vị cần phối hợp tích cực hơn trong công tác quản lý và điều hành thu-chi NS.

Về quyết toán ngân sách: Đảm bảo đúng nội dung, mẫu biểu và thời gian

theo qui định. Nâng cao chất lượng quyết toán NS. Đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước làm cơ sở để xử lý nợ đọng XDCB.

Thứ ba, kiểm tra, giám sát:

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình quản lý NS. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, đạt mục tiêu của QLNN đối với thu-chi NSĐP của chính quyền TP Hải Phòng.

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w