Ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của thành phố về thu-chi ngân sách địa phương và quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 140 - 142)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.2.1. Ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của thành phố về thu-chi ngân sách địa phương và quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa

phương

Hiện nay, các quy định về định mức phân bổ chi thường xuyên, chế độ công tác phí, chế độ hội nghị,…đã không còn phù hợp. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập DT, tổ chức thực thi, tránh tình trạng biến báo trong thanh quyết toán, đòi hỏi các định mức, chế độ chi cần sát hơn với tình hình thực tiễn. Cụ thể: tăng định mức chi hoạt động khối Đoàn thể, chi hoạt động văn phòng

UBND cấp xã. (Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2017 được thực hiện theo Quyết định 3203/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND TP Hải Phòng); tăng các mức chi công tác phí, chi hội nghị, các mức chi tiếp khách trong và ngoài nước.

Để phù hợp với các nội dung quy định trong các Luật Đầu tư công, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công,…chính quyền TP cần sớm sửa đổi, ban hành và hoàn thiện các quy định như: Sửa đổi Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn TP Hải Phòng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1797/2010/QĐ-UBND ngày 26/10/2010). Một số nội dung cần sửa đổi như: (i) Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Theo Khoản 5, Điều 17 Luật Đầu tư công quy định HĐND các cấp quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý trừ các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ. UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc cấp mình quản lý trừ các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và HĐND quyết định chủ trương đầu tư (Quy định trong văn bản của TP nêu trên thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc về UBND các cấp); (ii) thẩm quyền quyết định đầu tư. Điều 39 Luật Đầu tư công quy định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án nhóm A, B, C do cấp tỉnh quản lý trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các dự án khác theo quy định của Chính phủ. Chủ tịch UBND cấp tỉnh được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhòm B, C cho cơ quan cấp dưới; Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư dự án nhóm B, C sử dụng toàn bộ vốn cân đối NSĐP cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư chưa đưa vào cân đối NSĐP cấp huyện, cấp xã. Chủ tịch UBND cấp huyện được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. (Văn bản của TP nêu

trên quy định Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối NS của địa phương mình sau khi thông qua HĐND cùng cấp hoặc UBND cấp trên theo quy định của pháp luật);….

Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cấp, ngành thành phố trong việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của thành phố theo quy định tại Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công trung hạn do thành phố quản lý theo quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w