Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 148 - 151)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

Các cấp, các ngành, các đơn vị cần phải phối hợp trong công tác quản lý và điều hành dự toán thu-chi NS, đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN và NSĐP nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi.

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế; rà soát, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ kê khai; theo dõi

và đôn đốc kịp thời các khoản giãn thuế đến thời hạn nộp vào NSNN; đồng thời, thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác hoàn thuế, việc in phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn theo quy định để kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hóa đơn, thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần theo dõi sát sao tình hình biến động kinh tế, xã hội, những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn thu NS, kịp thời tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ NS.

Ngành thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư để quản lý thuế từ khâu đầu vào, thường xuyên đối chiếu số DN đang hoạt động, doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật về thuế cho người nộp thuế, cộng đồng xã hội để nâng cao tính tuân thủ trong việc thực thi pháp luật thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây

ỳ thuế, tạo sự đồng thuận của cộng đồng DN, người nộp thuế, sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và nhân dân trong công tác thuế.

Cơ quan thuế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng đơn vị và đến từng cán bộ, công chức, gắn trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế với nhiệm vụ thu nợ thuế, hạn chế đến mức thấp nhất số nợ mới phát sinh.

Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các NHTM trên địa bàn trong công tác ủy quyền thu đã đạt được những thành quả đáng kể, giúp công tác thu kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tiết kiệm chi phí cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, công tác ủy quyền thu còn gặp một số bất cập như: cán bộ, nhân viên ngân hàng chưa hiểu sâu về nghiệp vụ thu NSNN, chưa khai thác hết dữ liệu trong dữ liệu dùng chung của chương trình TCS do vậy việc nhập dữ liệu trên hệ thống TCS còn sai về mã số thuế, MLNS. Do vậy, cơ quan thuế cần tổ chức

nhiều hơn các lớp tập huấn về nghiệp vụ thu NS cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

Sở Tài chính nhập TABMIS cho các dự án có kế hoạch năm kịp thời để Kho Bạc thanh toán đúng thời gian theo quy định.

Sở Tài chính, KBNN và các phòng Tài chính-Kế hoạch các quận, huyện cần đôn đốc các xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển nguồn kịp thời để khâu quyết toán NS đảm bảo đúng thời gian quy định.

Trong thời gian tới chính quyền TP cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, quận, huyện với cơ quan truyền thông. Cơ quan truyền thông bao gồm các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. Thực tế đã chứng minh vai trò của cơ quan truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nhờ cơ quan truyền thông mà chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được phản ánh đầy đủ và kịp thời tới nhân dân, người dân có biết thì mới có thể làm đúng.

Với việc cung cấp thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan truyền thông có thể góp phần tạo lập nguồn thu cho NS được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Chẳng hạn, thông tin về đấu giá đất được phổ biến rộng rãi, sẽ có nhiều người tham gia hơn và nguồn thu từ đất tăng lên. Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chi NS, nâng cao chất lượng công tác quản lý NS, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: thông tin về đấu thầu trong đầu tư XDCB, trong mua sắm tài sản công được công bố trên phương tiện thông tin đại chung sẽ làm giảm các trường hợp đấu thầu mang tính “hình thức’’, từ đó tiết kiệm được tiền NS; hay với việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác về các vụ án tham nhũng, tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ trong việc đấu tranh chống tham nhũng, một mặt vừa hỗ trợ các cơ quan chức năng kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, triệt để với các đối tượng tham nhũng, mặt khác tạo nên áp lực đối với các cơ quan chức năng xử lý tham nhũng, áp lực đối với các đối tượng tham nhũng.

Đề nghị các cơ quan truyền thông, đặc biệt là các cơ quan truyền thông tại địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thu-chi NS và về các vấn đề có liên quan; phát huy vai trò trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo tiềm tin trong công chúng;....

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w