Kiến nghị với Quốc hộ

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 154 - 156)

- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện

4.3.1. Kiến nghị với Quốc hộ

a). Phân cấp nguồn thu giữa trung ương và địa phương theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn cho địa phương; có cơ chế trích thưởng thỏa đáng để khuyến khích địa phương tăng thu.

Nguồn thu của ngân sách TP hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và một phần nhỏ chi đầu tư phát triển. Trong khi đó nhu cầu đầu tư của TP rất lớn, thành phố hàng năm vẫn phải đi vay và nhận bổ sung từ NSTW. Nếu tỷ lệ điều tiết các khoản thu được phân cấp để lại nhiều hơn cho địa phương thì thành phố sẽ có thêm nguồn để phục vụ phát triển địa phương nói riêng và tạo ra động lực phát triển cho cả miền Bắc nói chung.

Số thu từ xuất nhập khẩu hàng năm của TP rất lớn, chiếm chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 70% trong tổng thu NSNN trên địa bàn. Đây là khoản thu điều tiết 100% về ngân sách trung ương nên Hải Phòng không được hưởng khoản thu này. Đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành như: điện lực, cảng, bảo hiểm, ngân hàng,.. đều sử dụng, khai thác cơ sở hạ tầng tại địa phương để bảo đảm lợi thế về kinh doanh, tuy nhiên việc nộp thuế thực hiện tại trung ương nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số thu của địa phương. Nguồn vốn trung ương đầu tư trở lại cho thành phố còn rất khiêm tốn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho địa phương trong công tác điều hành ngân sách, các khoản thu này cần được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.

Đối với các khoản thu trung ương hưởng 100% thì địa phương không được thưởng cho dù có kết quả thu có tăng so với dự toán. Tuy đây là nhiệm vụ chính trị mà các địa phương phải thực hiện, nhưng nếu nhà nước sử dụng đòn bẩy kinh tế để các địa phương có động lực phấn đấu nhiệm vụ thì kết quả thu NS sẽ tốt hơn.

b). Bỏ quy định về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Đối với các khoản chi cho sửa chữa, cải tạo (nhằm phục hồi giá trị tài sản) được xem là khoản chi thường xuyên, còn đối với các khoản chi nhằm mở rộng hoặc xây mới các hạng mục công trình (làm tăng giá trị tài sản) trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nên được lập kế hoạch trong chi ĐTXDCB. Đề nghị Quốc Hội bỏ quy định vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, bởi vì:

+ Nếu vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư được xem là khoản chi thường xuyên thì cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ bị méo mó, phản ánh chưa đúng số thực chi cho hoạt động ĐT XDCB.

+ Cùng là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nhưng việc kiểm soát, thanh toán và quyết toán vốn được thực hiện theo hai chế độ khác nhau (Đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỉ đồng trở lên, việc kiểm soát, thanh toán và quyết toán vốn thực hiện theo quy định như đối với dự án đầu tư nguồn ngân sách nhà nước; Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước; Chế độ báo cáo, quyết toán và kiểm tra thực hiện như quy định đối với vốn sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.)

Một phần của tài liệu 0_ Luan an - Mai (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w