Một đồng tiền lớn đang bị lãng quên

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 71 - 72)

1. Euro là đồng tiền quốc tế. Ngày nay, euro vừa là đồng tiền của hơn 300 triệu người dân

châu Âu, vừa là đồng tiền của một đối tác thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 20%

kim ngạch xuất khẩu và 15% GDP toàn cầu. Phạm vi sử dụng đồng euro còn có thể mở

rộng thêm nữa - tăng 60% về số người sử dụng và 35% về GDP - nếu 3 nước thành viên EU còn lại và tất cả các nước đang chuẩn bị gia nhập Eu đều tham gia liên minh tiền tệ

châu Âu trong nhưng năm tới.

2. Mục tiêu cơ bản của đồng tiền chung châu Âu là thể hiện một bản sắc tiền tệ chung cho

khối, duy trì ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong khu vực. Việc biến đồng

euro thành đồng tiền quốc tế bản thân nó không phải là mục đích cuối cùng đối với các

nhà lãnh đạo chính trị, và cũng không phải là mục tiêu của Ngân hàng TW châu Âu. Vai trò của đồng euro là đẩy mạnh hội nhập và duy trì trật tự kinh tế trong liên minh. Điều

này phụ thuộc hoàn toàn vào tác động thị trường cũng như đánh giá của thị trường về

mức độ ổn định và tính hiệu quả của nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên giờ đây đồng euro

có vẻ như ít được ưa chuộng và cũng ít được nhắc đến hơn là người ta từng mong đợi.

1. Những người lạc quan thương tự an ủi mình rằng tuy thoạt đầu người ta có thể lạnh nhạt

trước những gì mới lạ - chẳng hạn như một người ngoại quốc hay một đồng tiền mới - nhưng tiếp xúc càng lâu thì ta sẽ quen dần. Chính vì thế mà người ta hi vọng rằng dân

Anh dần dần sẽ bớt nghi ngại đối với đồng euro khi họ hiểu được rằng cầm đồng tiền mới

này tay họ cũng không bị bẩn, hay đồng tiền đó cũng chẳng tự nhiên bốc cháy đâu mà lo! 2. Nhưng có vẻ như người ta đã không lạc quan đúng chỗ. Một cuộc thăm dò dư luậnmới

đây đã phỏng vấn những người đi nghỉ mát ở Tây Ban Nha về xem cảm giác của họ ra

sao khi cầm đồng euro “bằng xương bằng thịt” để mua món đồ uống đặc sản sangria. Câu

trả lời là họ chẳng cảm thấy gì cả. Những người được phỏng vấn cũng tỏ rõ thái độ phản đối của mình đối với việc thay thế đồng bảng Anh bằng đồng euro. Một phần nguyên nhân dẫn đến thái độ này là do dân chúng ở các nước đã sử dụng đồng euro đang kêu ca rằng giá cả ở nước họ ngày càng trở nên đắt đỏ từ khi đồng tiền này chính thức được lưu hành.

3. Cứ cho là dân Anh có nghĩ tới đồng tiền chung đi nữa thì cũng chẳng mấy ai mặn mà gì với nó. Rất ít người nghĩ tới đồng euro hay nói về nó. Một số ít người cuồng tín có thể ủng hộ mạnh mẽ, một số người cực đoan khác có thể phản đối kịch liệt, nhưng đa số

người dân bình thường thì việc gia nhập liên minh tiền tệ chẳng làm họ bận tâm. Tuy vậy

các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ngày càng có ít người coi việc gia nhập đồng tiền chung là quan trọng. Nhưng vì chính phủ vẫn tỏ ra ... về vấn đề này cho nên việc đồng euro ít được nhắc đến cũng chẳng có gì là lạ.

4. Tất nhiên các quan chức chính phủ cũng bắt đầu nói đến những việc cần làm trong mùa hè năm nay. Chính phủ sắp tới sẽ phải công bố xem nước Anh có đủ điều kiện của 5 bài trắc nghiệm kinh tế để có thể gia nhập liên minh tiền tệ vào tháng 6 năm 2003 hay không. Nhiều nhà quan sát dự báo rằng đầu năm 2003 chính phủ sẽ tổ chwcsmootj cuộc

trưng cầu dân ý, nhưng trước đó cần phải được quốc hội cho phép. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay thì vẫn chưa có sự kiện đáng kể nào xảy ra.

5. Trong những năm đầu tiên áp dụng đồng tiền chung, động lực chủ yếu của sự hội nhập tài chính là tác động của thị trường. Nhưng giờ đây, muốn tiếp tục quá trình hội nhập, cần

phải có quyết tâm cụ thể hơn từ phía chính phủ và các tổ chức thị trường của các nước

thành viên tong việc hỗ trợ cho đồng tiền chung phát triển. Sự ổn định về giá cả, các biện

pháp tài khoá của chính phủ, việc hài hoà hoá cơ cấu luật pháp, sự hội nhập thị trường tài chính và việckhắc phục những bất cập của thị trường lao động và hàng hoá là những yếu

tố cơ bản để đồng euro ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn cả về chất lẫn về lượng

trong nền kinh tế Âu châu.

Unit 27. Task 3.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 71 - 72)