Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ trở thành lực
lượng vận động hành lang lớn nhất đất nước.
1. Bấy lâu nay linh hồn của hệ thống doanh nghiệp Mỹ chính là các nhà doanh nghiệp nhỏ. Đó là những người tự mình tham gia kinh doanh cho chính bản thân mình với tràn trề
nhiệt huyết, lòng quyết tâm, sự sáng tạo, khéo léo, một cái đầu tỉnh táo để đảm bảo luôn
thu được lợi nhuận và họ luôn thành công trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt của
chúng ta. Trớ trêu là, bấy lâu nay không phải là họ, mà chính là các ông chủ của các tập đoàn lớn mới là những người có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách kinh tế quốc gia.
Song tình hình giờ đây có thể sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ được nghe nhiều hơn ý kiến tập
hàng..., tất cả những người này hợp thành một lực lượng hơn 14 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ.
2. Phải chăng chúng ta đang quá phóng đại mọi việc? Hoàn toàn không. Bất kỳ ai đã chứng
kiến những hoạt động sôi nổi bất ngờ của 2.100 đại biểu tham dự cuộc họp gần đây của
Nhà Trắng về doanh nghiệp nhỏ sẽ đều đồng ý rằng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ đang sắp sửa bước sang một trang mới.
3. Lý do thứ nhất, và có lẽ cũng là lý do quan trọng nhất, các chủ doanh nghiệp nhỏ đã nhận
thấy một điều là tất cả các nghị sỹ, quan chức chính phủ và thậm chí cả tổng thống Mỹ đều rất sẵn sàng, thậm chí sốt sắng, lắng nghe ý kiến của họ. Điều này không chỉ đúng với những chủ doanh nghiệp đã tham dự hội thảo ngày hôm đó, mà đúng với cả hàng ngàn, thậm chí là hàng vạn chủ doanh nghiệp khác khi họ được nghe các đại biều đi dự
cuộc họp về kể lại. Cuối cùng thì Washington (Quốc hội Mỹ) cũng đã hiểu được tầm
quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ đối với tương lai đất nước.
4. Thứ hai, rõ ràng là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ không còn tình trạng bị chia rẽ do mâu
thuẫn về lợi ích như trước nữa. Hai cuộc họp trước tại Washington đều kết thúc thất bại;
cuộc họp đầu tiên vào năm 1937 đã kết thúc trong xô xát, lần thứ hai vào năm 1956 thì toàn những lời bóng bẩy vô nghĩa. Năm nay, công tác trù bị cuộc họp được tiến hành rất
kỹ càng. Nhưng với một loạt đòi hỏi từ các phía phụ nữ, dân tộc thiểu số, cựu chiến
binh, và nhiều đoàn thể khác, những tưởng cuộc họp sẽ lại một lần nữa kết thúc thất bại.
Nhưng không, trước sự ngạc nhiên và vui mừng của các đại biểu, cuộc họp đã diễn ra
trong tinh thần hoà hợp nhất trí, và điều này rõ ràng là có thể tạo dựng một nền tảng
chung để toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ có một vai trò chính trị mới mẻ hơn và năng động hơn.
5. Thứ ba, các doanh nghiệp cũng đã bàn bạc, trao đổi về những vấn đề mà họ dự định đề đạt lên chính phủ và quốc hội vào năm tới, đồng thời thống nhất thứ tự ưu tiên của các
vấn đề. Cộng đồng các doanh nghiệp cũng xây dựng một chương trình để đạt được các
mục tiêu chung.
6. Cái được lớn nhất của chương trình này là việc khơi dậy sự tôn trọng của cộng đồng đối
với các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cũng đánh thức lòng tự trọng của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhỏ bấy lâu đã tự coi mình là những phần tử bé nhỏ và tầm thường
trong cả hệ thống kinh tế. Nhưng giờ đây, họ đã thay đổi lối suy nghĩ ấy.
7. Một trong những hệ quả quan trọng của thay đổi này trong đời sống chính trị của Mỹ là những chuyển biến trong thái độ của công chúng đối với doanh nghiệp nói chung. Các
luật sư và người dân nói chung sẽ có thái độ thiện chí đối với những doanh nghiệp nhỏ.
Khi các chủ doanh nghiệp này phát biểu về vấn đề tự do kinh tế, ý kiến của họ được đánh giá cao bởi những người lâu nay thường lớn tiếng chỉ trích các tập đoàn lớn đã lợi
dụng công chúng vì mục đích riêng của mình.
8. Một số người vẫn chờ đợi màn kết của các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng số đông lại tin
tưởng rằng đây mới chỉ là khúc dạo đầu và nước Mỹ đang chờ đợi một bầu không khí
kinh doanh sục sôi trở lại với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ nhằm thực
hiện xuất sắc vai trò trụ cột của mình.
Unit 17. Task 3