Chính sách của hoa kỳ đang hướng về châ uá

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 59 - 60)

1. Thông thường thì thời kỳ chuyển giao quyền lực chính trị ở Hoa kỳ là thời điểm thích

hợp để các công dân cũng như các ứng cử viên tổng thống suy ngẫm một cách nghiêm túc về lịch sử chính trị những năm gần đây và đưa ra những nhận định về tương lai đất

nước. Điều này không chỉ được áp dụng với các chính sác đối nội mà còn cả đối ngoại

nữa. Nhưng vì việc kiểm phiếu và các chiến dịch sau bầu cử chuẩn bị cho ông Bush lên nắm quyền vào năm 2000 kéo dài quá lâu, nên người ta đã quên mất công việc quan trọng

này.

2. Nhà Trắng đã quá bận rộn đến nỗi không có lúc nào để nghĩ đến việc hoạch định chính

sách khi ông Bush bắt đầu nhiệm kỳ mới. Điều này quả là khó chấp nhận, bởi vì trong khi báo chí và các trang xã luận đều nói tràng giang đại hải về tiến trình của cuộc bầu cử,

nhưng điều mà dư luận quốc tế và đặc biệt là châu á quan tâm thì lại ít được nhắc tới: vị

tổng thống Hoa kỳ mới này sẽ có những chương trình hành động như thế nào?

3. Chiến dịch tranh cử mang tầm thiên niên kỷ của ông Bush cùng với giai đoạn chuyển

giao quyền lực sau đó được đánh giá là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự thay đổi

trong ưu tiên chính trị của Hoa kỳ – từ châu Âu chuyển sang châu á. Thực ra khả năng chuyển trọng tâm của chính sách ngoại giao sang châu á không được đề cập nhiều khi

ông Bush vận động tranh cử. Điều này một phần là do cả Đảng Cộng hoà lẫn Đảng Dân

chủ đều có đồng quan điểm về ba mục tiêu hàng đầu ở châu á: tầm quan trọng của các

liên minh song phương của Mỹ, sự cần thiết của quan hệ với Trung quốc, và những lợi

ích thu được từ việc tự do hoá hoạt động thương mại và đầu tư.

4. Tuy nhiên, dù hai đảng đều có chung quan điểm về châu á, và dù châu lục này ít được

nhắc đến trong chiến dịch tranh cử, thì điều đó cũng không có nghĩa là quan hệ với châu

lục này sẽ suôn sẻ trong tương lai. Thế kỷ tới sẽ là thế kỷ của châu á Thái Bình Dương, mặc dù xưa nay người ta chỉ lớn tiếng nói về khu vực này chứ ít ai thực sự hiểu về nó.

Sau một thập kỷ tương đối ít biến động, giời đây châu á đang chuẩn bị có những bước đổi

thay chiến lược. Trước mắt, ba thách thức lớn nhất đối với Hoa kỳ là lường trước và đối

khống chế được vị thế quân sự và chính trị ngày càng mạnh của Trung Quốc trên trương quốc tế, và đối phó với những diễn biến chính trị phức tạp ở Inđônêxia.

5. Ngoài ba thách thức lớn nói trên, còn rất nhiều thách thức nữa đối với Mỹ, và đều có liên quan tới châu á. Cụ thể là mâu thuẫn về mậu dịch giữa Mỹ và châu á - xưa nay vốn không được đặt ra vì nền kinh tế Mỹ quá mạnh - giờ đây sẽ tái hiện như một nguy cơ lớn đối với

Mỹ nếu đà tăng trưởng kinh tế của nước này bị giảm sút. Mối quan hệ Đài Loan với

Trung Hoa Đại Lục cũng đang là một trong những nơi nguy hiểm nhất và diễn biến phức

tạp nhất trên thế giới, và Mỹ cũng không biết mình sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề này. Trên thực tế, cơ cấu an ninh châu á ( hoặc việc thiếu một cơ cấu an ninh ở châu lục này) sẽ là một thách thức lơn mà Hoa kỳ cần giải quyết trong nhiều năm tới.

6. Điểm mấu chốt ở đây là sự ổn định của giai đoạn chính trị tới đây sẽ phụ thuộc rất nhiều

vào những quyết sách của Hoa kỳ trong vài năm tới. Bối cảnh chiến lược đang thay đổi

hàng ngày ở châu á đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn phải chú tâm đặc biệt đến khu vực này, ít nhất thì cũng như Nhà Trắng đã từng chú ý đến việc hình thành châu âu mới hồi thập

niên 90.

Unit 23. Task 3.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 59 - 60)