Sự bấp bênh CủA NềN KINH Tế TOàN CầU

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 67 - 68)

1. Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là hệ thống kinh tế thành công nhất mà thế giới từng biết đến

trong việc tạo ra của cải vật chất. Hệ thống này tạo ra của cải thông qua việc ngày càng

đạt đến những năng suất lao động ngày càng cao hơn và trình độ công nghệ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn; nó đòi hỏi phải đào thải các nhà máy kém hiện đại, những lĩnh vực

tụt hậu của nền kinh tế, và thậm chí cả những kĩ năng đã lỗi thời của con người. Trong

hệ thống này, ai làm việc năng động và hiệu quả thì sẽ được trọng dụng, còn ai kém hiệu

quả và không cần thiết sẽ không còn chỗ đứng.

2. Quá trình “phá huỷ để sáng tạo” này đã tạo ra rất nhiều những kẻ thắng và người bại, ít

nhất thì cũng trong ngắn hạn, đe doạ nghiêm trọng đến những giá trị, niềm tin và cả

những thể chế xã hội truyền thống. Hơn nữa, sự phát triển của CNTB luôn đi kèm với

những giai đoạn suy thoái có thể làm tổn hại đến cuộc sống của con người. Mặc dù CNTB cuối cùng sẽ phân bố của cải vật chất một cách công bằng hơn vì nó thưởng công

xứng đáng cho những ai làm việc hiệu quả với năng suất cao nhất, nhưng nó cững có xu

hướng làm cho của cải, quyền lực, và hoạt động kinh tế tập trung trong tay một số ít

người. Do đó, những cá nhân, tổ chức hoặc thậm chí cả các quốc gia bị CNTB đe doạ sẽ

trở thành một lực lượng có thể lật đổ hoặc chí ít thì cũng cản trở sự phát triển của hệ

thống này.

3. Dưới tác động của một số diễn biến về chính trị, kinh tế và công nghệ, kinh tế thế giới bị

phân cực mạnh mẽ thời chiến tranh lạnh giờ đã chuyển thành một nền kinh tế toàn cầu

với mức độ hội nhập ngày càng mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng trong

thập kỷ 80 và 90 ở những thị trường mới nổi ở Đông á, châu Mỹ Latinh và nhiều nơi khác đã làm dịch chuyển quyền lực kinh tế toàn cầu và tạo ra một nền kinh tế thế giới

ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 90 thì những biến đổi

này cũng đã dẫn đến một loạt những đột biến tiêu cực trong từng nước cũng như trên toàn thế giới.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ ở Thái lan tháng 7 năm 1997 đã nhanh chóng tràn qua các nền kinh tế đang công nghiệp hoá ở châu á TBD và lan sang cả Nhật,

rồi nhấn chìm rất nhiều nước khác trên thế giới. Đến mùa thu năm 98 thì 1/4 nền kinh tế

thế giới đã lâm vào suy thoái. Bao nhiêu của cải ở châu á TBD và những nước khác

bỗng chốc tiêu tan/không cánh mà bay. Các nước xuất khẩu hàng nguyên liệu bị thiệt hại

nặng nề khi thị trường xuất khẩu của họ trở nên cạn kiệt. Các thị trường mới nổi lúc này bị coi là một môi trường rất không ổn định về kinh tế và chính trị, mặc dù chính những

nước này đã từng được ca ngợi hết lời hồi đầu những năm 90.

5. Vào đầu thế kỷ 21 này, nền kinh tế thế giới với mức độ hội nhập ngày càng cao hơn vẫn

sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mặc dù những khó khăn của Đông á đã được khắc

phục rất nhiều. Hệ thống TBCN thế giới sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự lãnh đạo

chính trị khôn khéo và cứng rắn. Sự lãnh đạo này phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thiết

lập và thực thi các qui định về mậu dịch, đầu tư nước ngoài và tài chính tiền tệ. Một vấn đề không kém phần quan trọng khác là sự lãnh đạo đó phải đảm bảo quyền lợi cho

những người thua cuộc trong cơ chế thị trường. ít nhất những người này cũng phải thừa

nhận rằng mình thua là đúng. Sự tồn vong của cơ chế thị trường sẽ bị đe doạ nếu như

kinh tế và không đào tạo lại những người lao động bị tụt hậu do những thay đổi vũ bão về kinh tế và công nghệ.

VN-EN

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 67 - 68)