ĐIềU HàNH DOANH NGHIệP

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 49 - 51)

1. Ngày nay, trong kinh doanh quốc tế và chương trình phát triển của các quốc gia, ít có vấn đề nào lại đóng vai trò quan trọng như vấn đề điều hành doanh nghiệp. Nếu định nghĩa

một cách chính thống thì điều hành doanh nghiệp có nghĩa là giải quyết “các vấn đề nảy

sinh trong việc quản lý doanh nghiệp do người sở hữu và người quản lý doanh nghiệp là những người khác nhau”. Những sự kiện xảy ra trong 2 thập niên trở lại đây đã khiến cho

vấn đề điều hành doanh nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng kinh

doanh quốc tế cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Gần đây, sau một số vụ bê bối tài chính lớn ở Nga cũng như cuộc khủng hoảng châu á, các nước đang phát triển và đang chuyển đổi tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc điều hành doanh nghiệp. Hơn nữa, cộng đồng

quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài thì không có con đường nào khác ngoài việc phải

thiết lập những hệ thống quản lý và kinh doanh thiết yếu.

2. Sau khi bức tường Béclin sụp đổ và toàn bộ cơ cấu kinh doanh ở các nền kinh tế hậu

cộng sản được tư nhân hoá một cách nhanh chóng, người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn

đến vấn đề điều hành doanh nghiệp và coi đó là một nhân tố càan thiết để phát triển đất

nước. Bước khởi đầu là phải cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tức là chuyển từ sở

hữu nhà nước sang laọi hình doanh nghiệp đa sở hữu. Bước tiếp theo là phải xây dựng được một bộ luật thương mại hoàn chỉnh bao gồm luật phá sản doanh nghiệp, luật sở hữu

tài sản, chế độ kế toán, và môtk loạt các luật lệ và qui định kinh tế khác. Nhiệm vụ khó

khăn nhất là phải bồi dưỡng được nhân tài, bởi vì trong thời bao cấp chẳng mấy ai có đủ

kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cần thiết để có thể đảm nhiệm tốt một vị trí trong

hội đồng quản trị.

3. Giờ đây có nhiều ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á thực chất là do thiếu tính công khai trong điều hành doanh nghiệp, trong mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu công ty, và các biện pháp

về mặt pháp lý đối với phá sản doanh nghiệp. Hơn nữa, đúng như báo chí đã từng nhận định, việc thiếu những thể chế quan trọng ở Nga cũng đã dẫn đến một số vụ bê bối lớn

liên quan đến chiếm đoạt tài sản, khai khống việc mua vật tư và gian lận thương mại hay

tài chính. Chương chình tư nhân hoá ở Cộng hoà Séc cũng đã cho thấy nhược điểm của

hệ thống thanh toán bằng hoá đơn nếu như cơ chế điều hành doanh nghiệp không được

thực hiện một cách sát sao, bởi vì điều đó sẽ làm cho việc tái cơ cấu khó thực hiện và tất

yếu dẫn tới năng lực cạnh tranh bị giảm sút.

4. Đã bao nhiêu lần bạn được nghe mọi người nói câu này: “Tốt nhất là chính phủ hãy tránh sang một bên và mặc cho thị trường hoạt động đúng chức năng của nó.” Đương nhiên đó

là điều không tưởng. Chính phủ thực ra đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết

lập nên khuôn khổ cho nền kinh tế thị trường. Nếu không có những qui định và luật lệ

ràng buộc thì hậu quả sẽ là một tình trạng kinh doanh hỗn loạn, vô tổ chức, và lúc đó kih doanh chỉ là một kiểu “chủ nghĩa tư bản sòng bạc” và các quyết định đầu tư chỉ là trò may rủi: chúng ta đầu tư và hi vọng rằng đối tác sẽ làm ăn đứng đắn, hi vọng rằng doanh

nghiệp mà ta đầu tưđang nói những lời trung thực, hi vọng rằng người lao động sẽ được

trả lương sòng phẳng, hi vọng rằng số tiền ta cho vay sẽ không bị người ta quịt mất. Nếu

nói một cách khái quát thì điều hành doanh nghiệp thực chất là làm sao tạo ra được một

khuôn khổ trong đó mọi người được tự do tối đa trong kinh doanh nhưng phải tuân thủ

những qui định của pháp luật. Cuối cùng thì những qui định đó sẽ là nền tảng cho sự tin

cậy lẫn nhau, mà sự tin cậy lại chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong làm

ăn kinh tế.

5. Một hệ thống điều hành doanh nghiệp sát sao sẽ phục vụ cho xã hội rất nhiều. Ngay cả ở

các nước mà các công ty không tích cực tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán

thì việc áp dụng những chuẩn mực về tính công khai đối với các nhà đầu tư và cấp tín

dụng cũng sẽ có lợi cho tất cả các bên, vì nó giúp ngăn chặn khủng hoảng trong hệ thống

ngân hàng. Tiến thêm một bước nữa - áp dụng những qui định chặt chẽ về phá sản doanh

nghiệp - và điều này giúp chúng ta biết trong trường hợp kinh doanh thua lỗ thì phải giải

quyết thế nào cho thoả đáng đối với các bên có liên quan, trong đó có người lao động, cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu công ty.

6. Điều hành doanh nghiệp cũng liên quan mật thiết với một vấn đề thời sự nóng hổi hiện

nay trên thế giới - vấn đề bài trừ nạn tham nhũng. Việc các nước cùng nhau phê chuẩn

công ước về chống tham nhũng của OECD mới đây chỉ là bước khởi đầu chứ chưa phải

là đích đến của một chiến dịch chống tham nhũng toàn cầu. Việc thiết lập một hệ thống điều hành doanh nghiệp chặt chẽ giờ đây đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các tổ

chức phát triển, các cơ quan tham mưu và hiệp hội kinh doanh ở tất cả các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi.

Unit 20. Task 3.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 49 - 51)