Liệu nông nghiệp có trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế?

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 30 - 32)

gánh nặng đối với nền kinh tế?

1. Đối với các nhà chính trị và kinh tế, khái niệm “phát triển kinh tế” bấy lâu nay đồng

nghĩa với khái niệm “công nghiệp hoá”. Những nền kinh tế tiên tiến trên thế giới sở dĩ

trở nên giàu có như hiện nay là nhờ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công

nghiệp. Vì vậy, chẳng có gì là lạ khi các nước đang phát triển lại đua nhau thực hiện

bước chuyển đổi này.

2. Việc gửi gắm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá đã đi ngược lại một trong những

trào lưu phổ biến của thập kỷ 1990: tự do mậu dịch. Trong cơ chế mậu dịch tự do, mỗi

nước sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tương đối. Điều đó có thể

có nghĩa là một số nước sẽ “đời đời kiếp kiếp” sản xuất cà phê và chăn nuôi gia súc, mà sẽ không bao giờ sản xuất máy tính hay ôtô. Và nếu những nước đó gắn bó suốt đời với

nông nghiệp thì phải chăng họ chẳng có hy vọng thoát khỏi tình trạng đói nghèo và kém phát triển?

3. Chi-lê là một ví dụ điển hình để bác bỏ lập luận trên. Kể từ khi nước này mở cửa nền

kinh tế, quy mô tương đối của ngành công nghiệp đã giảm, trong khi đó tỷ trọng của sản

xuất nông nghiệp trong GDP lại liên tục tăng.

4. Tuy nhiên, sự sút giảm của hoạt động sản xuất công nghiệp không đồng nghĩa với nền

kinh tế tăng trưởng chậm. Trái lại, kinh tế Chi-lê phát triển nhanh chóng. Động lực tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu, trong đó xuất khẩu nông sản có vai trò nổi bật nhất. Từ một

nước xuất khẩu trái cây không đáng kể (chủ yếu là xuất khẩu táo) vào những năm 1960,

đến nay Chi-lê đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây nhiều nhất trên thế

giới.

5. Có thể những mặt hàng xuất khẩu không phải là hàng công nghiệp, song những doanh

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã liên tục đổi mới công nghệ sản xuất và công tác quản

lý. Mặc dù nho vẫn là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn nhất hiện nay, song từ những năm 1980 Chi-lê đã bắt đầu xuất khẩu rượu vang và đến thập kỷ 1990 họ đã chiếm lĩnh được

một thị phần đáng kể trên thị trường rượu vang thế giới. Tương tự như vậy, việc xuất

khẩu cá trước kia chủ yếu lấy nguồn từ cá đánh bắt trên biển, nhưng hiện nay sản lượng

cá hồi nuôi thả ngày càng tăng. Việc áp dụng tiến bộ KHKT đã nâng cao năng suất trong

ngành nông nghiệp và cảI thiện đáng kể thu nhập.

6. Vậy phải chăng nông nghiệp cũng có thể mở ra một con đường phát triển kinh tể theo

hướng khác? Một nhà kinh tế nhận xét: “Trước kia chúng ta thường cho rằng để phát

triển các nước phải đi theo con đường công nghiệp hoá, tuần tự theo các bước sản xuất

hàng dệt may, đồ chơi, v..v rồi cuối cùng là hàng điện tử. Nhưng ngày nay chúng ta nhận

ra rằng có nhiều con đường khác nữa để phát triển kinh tế, ví như các nước có thể đi từ

hoa quả tươi sang rượu, cá hồi v.v...”

7. “Nghe cũng có lý,” những người ủng hộ chính sách công nghiệp hoá có thể sẽ nói như

vậy. Song, theo họ, cho dù năng suất trong ngành nông nghiệp có cao đến đâu thì các nước đang phát triển vẫn cần công nghiệp hoá bởi nhu cầu đối với lương thực, thực

phẩm chỉ là hữu hạn. Luận điểm này xuất phát từ một kết quả nghiên cứu khá nổi tiếng

mang tên “Quy luật của ăng-ghen.” Theo Quy luật này, khi thu nhập của một người tăng thì tỷ lệ chi tiêu của người đó dành cho lương thực, thực phẩm giảm. Tuy nhiên, điều

này không có nghĩa là trước sau gì thì nông nghiệp cũng sẽ trở thành gánh nặng đối với

nền kinh tế. Thực ra, hàm ý sâu xa của quy luật này là các nhà sản xuất phải liên tục nắm

bắt và đáp ứng những thay đổi trong thị hiếu khách hàng: một xã hội giàu có có thể sẽ

tiêu thụ ít khoai tây, nhưng lại nhiều thịt bò và hoa quả hơn.

8. Một lập luận cuối cùng nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng các nước gắn bó với nông nghiệp

sẽ không có cơ hội phát triển: Sai lầm của ý kiến này là đã giả định rằng lợi thế so sánh

của các nước là tĩnh, vì thế một nước đang sản xuất chuối thì 20 năm sau vẫn chỉ trồng

chuối mà thôi. Không nhất thiết là như vậy, bởi nếu một nước chuyên tâm vào sản xuất

những mặt hàng họ có lợi thế tương đối và nhờ đó thu nhập tăng lên, thì họ có thể tăng cường đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng, và kết quả là sẽ có được những lợi thế mới.

9. Thật khó có thể nói trước được các nước nông nghiệp phát triển và thực hiện cơ chế mở

hiện nay trong tương lai sẽ ra sao. Có thể họ sẽ xây dựng thẳng một khu vực dịch vụ mà không cần tới một khu vực công nghiệp đồ sộ. Hoặc họ cũng có thể tìm ra những con đường phát triển mới trên cơ sở khai thác những tài nguyên thiên nhiên của mình. Có thể

cơ chế mở cửa mậu dịch sẽ gây nhiều khó khăn cho họ trong việc xây dựng một số

ngành công nghiệp nhất định, song điều đó không có nghĩa là số phận của họ gắn liền

Unit 13. Task 3.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 30 - 32)