Các siêu cường đang suy yếu và những cường quốc mớ

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 56 - 58)

1. Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, chưa kể tới sự thù nghịch tự nhiên giữa

sau năm 1945 đã nổi lên hai siêu cường có vũ khí hạt nhân đủ sức tiêu huỷ toàn bộ nền

văn minh nhân loại trong một cuộc thảm stá hạt nhân, và khả năng triển khai lực lượng

quân sự đáng sợ trên toàn thế giới. Nhưng đến đầu thập niên 90, một trong hai siêu cường đóđã sụp đổ, còn siêu cường thứ hai - Hoa kỳ - thì đang rút lui khỏi nhiều cam kết toàn cầu. Thế giới dần dần quay trở lại tình trạng tranh giành vốn đã trở nên quen thuộc nhưng lại phức tạp hơn của chính trị cường quyền.

2. Thời đại của các siêu cường đã bắt đầu khi Hoa Kỳ và Liên Xô thống trị thế giới sau thế

chiến thứ hai. Mỗi bên cầm đầu một trong hai liên minh quân sự hùng mạnh nhất, và cả

hai đều kiểm soát lực lượng vũ khí nguyên tử nhiều hơn bất cí quốc gia nào khác. Mỗi

bên đều triển khai các chương trình chính trị mang tính thù nghịch với phía bên kia và tranh giành đồng minh và ảnh hưởng với nhau ở những khu vực xa xôi trên toàn thế giới.

3. Mặc dù Nga và Mỹ đã phối hợp cùng nhau để đánh bại Đức và Nhật, song họ không thể

nhất trí với nhau về hình thù của thế giới thời hậu chiến. Châu Âu bị chia cắt dọc theo

ranh giới kiểm soát quân sự đã được nhất trí trong thời kỳ chiến tranh. Tất nhiên việc

Trung Âu bị chia cắt không thương tiếc bởi bức màn sắt như Churchill đã gọi là điều trái

tự nhiên, nhưng mãi tới khi ranh giới chia cắt được phân định rõ ràng thì các cuộc khủng

hoảng mới thôi không tiếp diễn.

4. Châu Âu đã được bình ổn bởi chiến tranh Lạnh, nhưng ngay sau đó những bất ổn lớn lại

nhanh chóng nổi lên ở những khu vực nằm xa hơn những mối quan tâm trực tiếp của các siêu cường. Cuộc chiến Triều Tiên năm 50-53 đã mở đầu cho một loạt các cuộc xung đột ở châu á và Trung đông, vì xung đột giữa các siêu cường đã dịch chuyển khỏi châu Âu,

và nhiều nước đang phát triển đã đấu tranh giành độc lập từ tay các cường quốc châu Âu già cỗi. Nhưng cuộc xung đột nguy hiểm nhất xảy ra tại Cuba năm 62 lại liên quan tới

việc Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở sân sau của Mỹ. Khiếp sợ trước viễn cảnh phải

lao vào một cuộc chiến hạt nhân, năm 1963, hai siêu cường đã đồng ý ký kết hiệp ước

kiểm soát vũ khí có qui mô lớn đầu tiên - Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Cục bộ - nhằm thiết lập các cơ chế mới để kiểm soát xung đột.

5. Khi các siêu cường nhận thấy rằng các kho vũ khí hạt nhân của họ không phải là công cụ

chính sách hữu hiệu, thì họ cũng bắt đầu ý thức được về những hạn chế thực sự đối với vị

thế siêu cường và những rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu khi là địch thủ của nhau. Các

hiệp ước Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược đã được ký kết năm 1972 và các văn bản

khác cũng được ký kết năm 1974 tại Helsinki để đảm bảo cho thời kỳ hoà dịu Đông-Tây tại châu Âu. Song về phía các siêu cường, những giới hạn mà những hiệp ước đóđề ra đối với sự ganh đua giữa họ không có nghĩa là sự cạnh tranh giữa họ đã chấm dứt.

6. Đến năm 1980, các siêu cường dường như cố giải quyết nỗi thất vọng của họ bằng cách

lao vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Việc Liên Xô xâm lược Afghanistan cuối năm 79 và việc trúng cử của chính quyền Reagân bảo thủ tại Mỹ năm 80 lại dẫn tới tình trạng

căng thẳng ngày càng lớn, phần nhiều thể hiện qua những lời lẽ chỉ trích gay gắt hơn về

sự ganh đua giữa họ. Nhưng ở hầu hết các khu vực, tình hình đã đỡ nguy hiểm đi nhiều.

Cuộc khủng hoảng tại Balan năm 80-81 kéo dài hơn cuộc khủng hoảng Tiệp khắc năm 68, nhưng chưa bao giờ Hoa kỳ thách thức một cách nghiêm trọng khu vực ảnh hưởng

của Liên Xô ở Đông Âu. Cuộc chiến Iran-Iraq nổ ra từ năm 1980, trong đó các tàu chở

dầu thường xuyên bị đánh đắm, nhưng cả hai siêu cường đều hết sức kiềm chế. Bằng

cách mở rộng qui mô kho vũ khí hạt nhân của mình mà không làm đảo lộn thế cân bằng

hạt nhân, các siêu cường chỉ có thể khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp hơn mà thôi.

7. Sự bất lực của vũ khí hạt nhân và khả năng không thể đạt được mục tiêu thông qua xung

nghĩa thực sự của một siêu cường. Khi Xô-Mỹ mất đi sự tin tưởng thì Trung Quốc, Nhật

bản và Cộng đồng Châu Âu đã bắt đầu lên tiếng, làm giảm tầm ảnh hưởng của 2 cường

quốc này. Hoa Kỳ nhận tháy họ không còn thống lĩnh nền kinh tế thế giới nữa, và phải đối xử với Nhật và đặc biệt là Tây Âu một cách thận trọng hơn. Nhưng chính Liên Xô mới rơi vào tình trạng khó khăn sâu sắc nhất vì thất bại kinh tế của chính mình. Cả hai

siêu cường đều sẵn sàng đạt đến một thoả thuận nếu muốn cứu vãn một chút gì đó từ vị

thế vang bóng một thời của họ.

8. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 91 và sự suy yếu của quân đội Hoa kỳ sau khi chiến tranh

Lạnh kết thúc chỉ tạm chững lại bởi việc liên quân do Mỹ cầm đầu đã đánh bại Iraq năm 91. Nếu không có sự ủng hộ từ các đồng minh thì Hoa kỳ khó mà tập hợp được liên minh chiến thắng của họ hay đủ tiền trả cho liên minh đó. Giờ đây, một vòng xoáy quyền lực đan cài lẫn nhau đã bắt đầu nổi lên thay thế cho một thế giới do các siêu cường chi phối.

Đã có 5 uỷ viên thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, 7 cường quốc công nghiệp và thậm chí 3 khối mậu dịch lớn tại châu Âu, đông á và Bắc Mỹ. Thế giới mới và đầy bất

chắc đó hoá ra có thể sẽ nguy hiểm hơn cả một thế giới gồm những siêu cường thiếu nhậy

bén.

Unit 22. Task 3.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)