1. "Nếu Tạo hoá đã sáng tạo ra một thứ duy nhất không thể bị sở hữu độc quyền thì đó
chính là tri thức. Không ai sở hữu tri thức ít hơn ai bởi tất cả mọi người đều có thể sở hữu
chúng. Khi một người lắng nghe ý kiến của ta, tự anh ta đã tiếp nhận thêm tri thức cho
mình mà không làm cho ta kém đi. Cũng giống như khi anh ta thắp sáng ngọn nến của
mình từ ngọn nến của ta, anh ta sáng lên mà không làm ta tối đi." Theo quan điểm trên của Thomas Jefferson, có thể thấy rằng hoàn toàn không tồn tại một rào cản nào đối với
quá trình tiếp thu tri thức. Không ai có thể độc chiếm tri thức, mọi người đều có thể sở
2. Ngày nay, khi tri thức đã chiếm lĩnh một vị trí đáng kể trong nền kinh tế thì dường như
nhận định trên của Jefferson càng trở nên xác đáng. Bấy lâu nay vốn vẫn là một trong
những rào cản lớn nhất đối với việc gia nhập ngành; ngày nay, ý tưởng, hay tri thức,
chính là vốn. Một khi việc tiếp nhận vốn trở nên dễ dàng như việc thắp sáng một ngọn
nến thì hẳn mọi cản trở đối với việc gia nhập bất kỳ một ngành nào cũng sẽ không còn nữa. Và vậy thì, "Vĩnh biệt nhé, độc quyền ơi!"
3. Nếu điều đó là đúng thì tại sao phán quyết của Toà án Mỹ trong vụ kiện chống lại tập đoàn Microsoft hồi tháng 4/2000 lại gây xáo trộn trên thị trường tài chính? Và tại sao tình trạng độc quyền vẫn liên tiếp diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin? Câu trả lời là: trên thực tế tri thức và ý tưởng không phải là nhừng dòng tự do lưu chuyển như Jefferson
đã thấy trong trạng thái nguyên thuỷ của chúng. Chính phủ đề ra những quy định về
quyền sở hữu trí tuệ, và một khi những quy định đó bị lạm dụng thì tri thức và ý tưởng
hoàn toàn có thể bị chiếm hữu độc quyền.
4. Xét từ nhiều góc độ thì vụ Microsoft chẳng qua cũng chỉ là một vụ kiện như bao vụ
chống độc quyền khác về tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nhưng ẩn chứa sau bề mặt tưởng
chừng nhưđơn giản ấy là một mối lo ngại không hề nhỏ về bản chất dễ bị độc quyền của
ngành công nghệ thông tin. Giá trị của một hàng hoá (ví dụ: một hệ điều hành máy tính) ngày càng phụ thuộc vào số lượng người sử dụng hàng hoá đó, vì thế một sản phẩm mới
khó có thể cạnh tranh được với một sản phẩm đã được thị trường chấp nhận rộng rãi (như
hệ điều hành Windows). Chính phủ Mỹ đã hoàn toàn đúng khi tỏ ra cảnh giác trước loại
hình độc quyền mới manh nha này trong ngành CNTT.
5. Tuy nhiên, sự cảnh giác đó hoàn toàn đi ngược lại với chính sách của chính phủ Mỹ về
quyền sở hữu phát minh sáng chế. Bằng phát minh sáng chế (patent) là hình thức bảo hộ
sở hữu trí tuệ mạnh mẽ nhất. Mục đích của patent là khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu
khoa học và công nghệ, từ đó thúc đẩy khả năng phát minh và sáng tạo trong tương lai. Xã hội phải cân nhắc giữa một bên là lợi ích trước mắt thuđược từ việc tự do trao đổi ý
tưởng và tri thức với một bên là lợi ích lâu dài của việc khuyến khích phát minh sáng chế.
Và biện pháp để cân bằng hai lợi ích đó là cho phép người có patent sở hữu độc quyền
trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Người ta đã bắt đầu cấp patent trong cả những trường hợp mà trước đây chẳng mấy người
cho rằng có thể cần đến patent. Cục Thương hiệu và Bằng sáng chế của Mỹ (cơ quan chức năng) cho rằng chẳng có lý do gì để không cấp patent trong những trường hợp đó
bởi chúng thoả mãn đầy đủ những tiêu chí đặt ra là những ý tưởng muốn được cấp patent
phải mới, hữu ích và không hiển nhiên. Tuy nhiên, ở đây lại nảy sinh một vấn đề quan
trọng: Liệu hệ thống luật pháp của Mỹ trong lĩnh vực này có còn phát huy tác dụng khi
mà hai thế kỷ qua nó chẳng có điều chỉnh gì đáng kể? Cục TH và BSC lại phản bác rằng
chính sự tồn tại của hệ thống đó qua hai thế kỷ, cũng như sự phát triển vũ bão của khoa
học công nghệ dưới tác động của nó, đã là một bằng chứng thuyết phục về tác dụng của
hệ thống. Các nhà phát minh sáng chế lớn trong lịch sử đều tự bảo vệ mình thông qua một loạt patent. Và nếu không có sự bảo hộ đó, họ hẳn sẽ chẳng có động lực để phát
minh và sáng chế nhiều đến thế.
7. Vấn đề là ở chỗ: sự bảo hộ của hệ thống luật pháp giành cho một ý tưởng bất chợt nảy
sinh (thậm chí có thể là nảy sinh trong khi tắm) cũng nhiều như giành cho một dược
phẩm mà người ta phải mất hàng năm trời và tiêu tốn hàng triệu đô-la để phát triển và
đưa ra thị trường. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là cần thiết, nhưng mức độ bảo hộ như hiện nay là quá nhiều. Nước Mỹ cần sớm thay thế hệ thống bảo hộ có tính đánh đồng của mính bằng
một hệ thống mới dựa trên cơ sở mức độ đầu tư của mỗi phát minh hoặc sáng chế. Tình trạng bảo hộ vô lối như hiện nay thậm chí sẽ cản trở chứ không hề khuyến khích sự phát
định: “Nó sẽ tạo ra một nhóm kẻ cơ hội (ăn trên ngồi chốc) chờ đợi làn sóng phát triển
của KHCN dâng lên, ‘hớt lấy một chút bọt’ và đóng dấu độc quyền vào đó với tên của
họ. Loại người này vốn chẳng đóng góp gì vào sự phát triển của KHCN mà chỉ là một
gánh nặng đối với đất nước.”
Unit 15. Task 3.