Việc đối phó với đội quân đạp xích lô và bán thuốc lá rong trong những ngày trên đất Sài Gòn có thể làm khách du lịch ngoại quốc phiền lòng. Tuy nhiên, phóng viên Arrts của tạp chí
Marie-Claire lại chiêm nghiệm ra rằng, phương thuốc chữa phiền muộn lại chính là tiếp tục
quay lại mảnh đất này.
1. “Sài Gòn thật lắm phiền toái”, Barbara - bạn tôi - ngượng nghịu nói với tôi sau khi cô
chúng tôi. Đối với người nước ngoài, cuộc sống trên đất Sài Gòn đôi khi mang lại quá
nhiều phiền toái, đến mức họ có thể nổi cáu.
2. “Nỗi ưu phiền” của người nước ngoài trên đất Sài Gòn không đến một cách bất ngờ mà thường tích tụ dần dần qua một thời gian dài, và những ai tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra
những dấu hiệu đầu tiên. Có người đã từng ví những ưu phiền đó giống như những hòn
đá cuội ném vào bạn ngày qua ngày. Nếu chỉ là một viên cuội, thì hẳn bạn chẳng thấy hề
hấn gì; nhưng nếu là một trận mưa đá dội vào bạn liên tục thì chắc chắn bạn sẽ ngã gục.
3. Nỗi ưu phiền bắt đầu xuất hiện khi bạn xuống sân bay Tân Sơn Nhất và một đội quân
bán hàng rong, đổi tiền và tài xế tắc-xi lập tức bu lấy bạn. Bạn thoát khỏi đám bao vây
đó và vào thành phố một cách yên ổn,để rồi ngay lập tức nhận ra rằng mình đã trở thành “mồi săn” của các bác tài xích lô.
4. “Cyclo madam?” là lời chào mời cửa miệng của những người đạp xích lô, và trước đó là một lời hỏi han niềm nở cứ như thể bạn là cố tri vậy. “Ai thế nhỉ? Không biết có phải
người mình quen không?” chắc chắn ban đầu bạn sẽ thầm hỏi như thế trong đầu. Nếu là người quen mà bạn lại phớt lờ thì thật tệ. Và hơn thế nữa, dầu sao chúng ta tới đây du lịch cũng là để kết giao tình bằng hữu với người dân ở đây cơ mà? Tuy nhiên, bạn thật đáng thương bởi những chào hỏi vồn vã đó hoá ra chỉ là một cách chào mời khách thông
dụng ở đây mà thôi.
5. Bạn hãy thử tưởng tượng việc chèo kéo khách như thế nhọc công đến thế nào. Các bác tài tỏ ra dẻo dai và bền bỉ vô cùng, trong khi các vị khách nước ngoài lại rất dễ mềm
lòng. Việc này giống như một cuộc đua sức bền, và bạn sẽ thấy những người phục vụ
của Thượng đế sẽ luôn thắng cuộc.
6. Trên thực tế, có một cách duy nhất để bạn thoát được sự săn lùng của đội quân xích lô
Sài Gòn: đừng nhìn họ cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Bởi, nhìn lên có nghĩa là định
mệnh, nghĩa là bạn sẽ phải kết tình bằng hữu vĩnh viễn, hoặc ít nhất cũng là đến lúc bạn
“chuồn” vào được một cửa hàng. Và ở đó bạn cũng không thể tha thẩn quá hai tiếng đồng hồ mà không bị nghi ngờ. Những người bán hàng sẽ dễ dàng nhận ra “kẻ trốn chạy
từ đường phố”, và trước khi bạn kịp nhận ra mọi điều thì bạn đã trở thành khổ chủ bất đắc dĩ của một lô xích xông những bật lửa Zippo và đĩa cổ “loại xịn” vừa được chế tác ở
một con hẻm cách đó chỉ vài bước chân.
7. Cuối cùng thì cũng đến lúc bạn phải rời cửa hàng, tay xách nách mang đủ các thứ thập
cẩm vừa mua. Thì kia, người bạn trung thành của bạn, bác tài xích lô đã xuất hiện. Tất
nhiên, lần này thì madam cần một xích lô để chở những của nợ đó về. Thở dài đánh sượt
một cái, bạn trèo lên xích lô và kêu bác tài nơi cần tới.
8. Thôi chết, bạn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng! Lẽ ra bạn phải mặc cả giá tiền trước,
bởi rất có thể với một cuốc xích lô vỏn vẹn 5 phút, madam sẽ phải trả tới 2 đô-la. Trong khi đó, một gia đình với một ông bố, một bà mẹ, lũ trẻ và 5 con vịt chỉ mất có tương
đương có 40 xu. Vào những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy thấm thía hơn hết nỗi niềm của
người ngoại quốc.
9. Nỗi ưu phiền của bạn hầu như là vô phương cứu chữa. Tất nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn đặt một vé máy bay, đi khỏi đất nước này. Thế giới bên ngoài đang vẫy gọi; đó có thể là một bãi biển vắng người, sạch sẽ không ô nhiễm, hoặc cũng có thể là những
cảnh sắc thân thuộc nơi quê nhà. Tuy nhiên, dù bạn có lựa chọn nơi nào để chạy trốn
Việt Nam, thì có một điều bạn cho là không thể xảy ra lại chắc chắn sẽ xảy ra: bạn cảm
10. Rất nhiều người nước ngoài đã thử cách đó, họ đã đi và cũng đã cố gắng không quay trở
lại. Nhưng, chỉ một vài tháng sau bạn lại thấy họ xuất hiện ở mảnh đất đó. Nhún vai, cười ngượng nghịu, tuy đã hào hứng hơn so với trước, họ thừa nhận: “Quả thật tôi rất
nhớ nơi này.”
11. “Nỗi nhớ Việt Nam” - đó là cái tên mà nhiếp ảnh gia Tom Page đã đặt cho hiện tượng
này . Ông đã ở Sài Gòn suốt những năm cuối của thập kỷ 60 và nhịp sống sôi động ở
Việt Nam đã kéo ông quay lại nơi này không biết bao nhiêu lần. Quả thật là một nỗi nhớ
kỳ lạ với một đất nước mà mỗi ngày trôi qua là đầy vất vả, song ở đó cuộc sống không
bao giờ đơn điệu, buồn tẻ.
Unit 12. Task 3.