Thầy thuốc làm thê mở việt nam

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 26 - 27)

1. Kể từ khi cải cách y tế được thực hiện vào năm 1989, bác sĩ và nha sĩ đã được phép

khám bệnh tư nhân để có thêm thu nhập ngoài giờ làm việc của mình ở bệnh viện. Các

bác sĩ đã nghỉ hưu trước đây thuộc biên chế nhà nước cũng được phép mở phòng mạch

tư.

2. Cuộc cải tổ cùng với việc chuyển sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường cũng

khiến cho dịch vụ y tế của Việt nam bắt đầu thay hình đổi dạng. Chính phủ chủ trương khuyến khích các bác sĩ tư nhân, và điều này được thể hiện cụ thể ở việc các phòng khám của cả nhà nước và của tư nhân đều không phải nộp thuế.

3. Mức độ phổ biến của phòng mạch tư nhân được thể hiện rõ nhất trong chi phí y tế: hiện

nay, người dân Việt nam đóng góp tới hơn một nửa tổng chi phí chăm sóc y tế của cả

nước. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy người Việt chi cho việc đến

khám và mua thuốc ở các phòng mạch tư nhiều hơn là ở các phòng khám thuộc quản lý

nhà nước. Mặc dù khám tư có tốn kém hơn, nhưng đúng là tiền nào của nấy vì họ được

chăm sóc tốt hơn. Không chỉ là vấn đề chất lượng, mà ưu điểm quan trọng của phòng mạch tư còn ở sự thuận tiện nữa. Các phòng mạch này mở cửa cả chiều và tối những

ngày trong tuần và cả những ngày cuối tuần, ngoài ra thủ tục cũng giản tiện hơn nhiều.

Các bác sĩ tư còn có thể chẩn đoán và cung cấp những dịch vụ khác như xét nghiệm, điện tâm đồ và tiểu phẫu.

4. Những lý do chính mà các đốc-tờ nêu ra khi mở thêm phòng khám tư là giá cả leo thang, đời sống đắt đỏ, và chi tiêu cho việc học tập của con cái. Cũng như ở Nhật, Nam Hàn hay Đài Loan, nhiều người Việt nam chi khá nhiều tiền để con mình theo các lớp học

phụ đạo toán, lý, hoá và ngoại ngữ với hi vọng các cô cậu ấm sẽ đỗ vào một trường đại

học danh tiếng.

5. Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra lạc quan đối với những đổi thay này. Một số nhà quản lý các bệnh viện quan ngại rằng những thay đổi này sẽ làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và làm cho khối lượng công việc của các bác sĩ vốn đã nặng lại càng nặng nề

thêm. Các nhà quản lý lý luận rằng các bác sĩ làm thêm sẽ bị quá tải và kiệt sức, không

thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt ngay cả trong giờ làm hành chính chứ chưa nói gì đến làm ngoài.

6. Hơn nữa, nhiều bác sĩ còn kiêm cả bán thuốc để thêm thu nhập, chính vì thế mà người ta

còn lo ngại rằng họ sẽ kê đơn thuốc nhiều và nặng hơn mức cần thiết. Một vấn đề nữa là sự phân bố bác sĩ không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt nam. Nhà nước hiện nay

không còn chịu trách nhiệm phân công công tác cho các sinh viên y khoa mới tốt nghiệp,

mà những sinh viên này chẳng mấy ai lại muốn đi xa nơi phồn hoa đô thị mà họ đã được đào tạo.

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)