Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 44 - 46)

1. Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, một công ty đa quốc gia có thể cân nhắc lựa

chọn nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu 100% vốn đến các mức độ thấp hơn, thậm chí có thể chỉ là mức độ thiểu số. Ngày nay, khi sức hấp dẫn của nhiều thị trường đầu tư đã giảm, nhiều công ty đã bắt đầu sử dụng phương thức hợp đồng quản lý như

một hình thức đầu tư quốc tế.

2. Hình thức sở hữu 100% vốn. Đối với nhiều công ty khi quyết định đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài, hình thức sở hữu 100% vốn thường được họ xem xét trước tiên. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý “vọng nội”, nghĩa là những người quản lý doanh nghiệp cho rằng

không thể để cho người ngoài “xen vào” những quyết đinh của nội bộ công ty. Quyết định đầu tư cũng có thể dựa trên những tính toán về mặt tài chính. Ví dụ, những nhà quản lý của tập đoàn IBM cho rằng việc chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu với đối tác

tác nước sở tại, và điều đó hẳn sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Trong một số trường hợp,

IBM đã lựa chọn chấm dứt hoạt động đầu tư thay vì chấp nhận yêu cầu của chính phủ

nước sở tại về việc chia sẻ quyền sở hữu (liên doanh) với doanh nghiệp nước đó.

3. Để có thể đưa ra được một quyết định hợp lý về hình thức sở hữu, các nhà đầu tư phải

xác định được liệu việc duy trì kiểm soát toàn bộ sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với thành công của công ty ở nước ngoài. Thường thì, việc duy trì sở hữu 100% vốn sẽ tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của công ty trên phạm vi quốc tế, nhưng hình thức sở

hữu đó không phải là điều kiện bắt buộc (điều kiện cần) để đảm bảo thành công. Tuy nhiên, sở hữu toàn phần đôi khi cũng có ý nghĩa sống còn, đặc biệt là trong trường hợp

hoạt động của công ty hoàn toàn dựa trên những mối liên kết chặt chẽ trong nội bộ.

Trong những trường hợp đó, mối quan hệ phụ thuộc giữa công ty mẹ và công ty con ở

nước ngoài chặt chẽ đến mức bất kỳ một sự thiếu đồng bộ nhỏ nào trong phối hợp hoạt động cũng có thể gây tổn hại đến lợi ích của toàn thể công ty nói chung.

4. Tuy nhiên, môi trường đầu tư quốc tế ngày càng trở nên bất lợi cho hình thức sở hữu

này. Những quy định có tính hạn chế hoặc phân biệt đối xử của chính phủ các nước sở

tại đang dần khiến cho hình thức đầu tư này trở nên kém hẫn dẫn. Các nhà đầu tư đứng

trước hai con đường: hoặc là tuân thủ những quy định hạn chế đó và chấp nhận nhường

một phần kiểm soát cho đối tác nước sở tại; hoặc là mất đi cơ hội làm ăn tại nước đó. Ngoài sức ép chính thức từ phía chính phủ, tình hình chung trên thị trường đầu tư quốc

tế cũng có thể khiến cho các công ty cảm thấy cần phải liên doanh liên kết với các đối

tác địa phương.

5. Hình thức liên doanh. Sức ép từ phía chính phủ không phải là nguyên nhân duy nhất

giải thích cho sự phát triển liên tục về mặt số lượng của các liên doanh trên thị trường đầu tư quốc tế hiện nay. Trong bối cảnh chi phí kinh doanh ngày càng tăng, cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt, các công ty đang nhìn nhận hình thức liên doanh như là một giải

pháp cho những vấn đề của họ.

6. Liên doanh thực sự không phải là một hình thức đầu tư mới mẻ. Ngay từ năm 1879, Thomas Edison đã liên kết với Corning Glass Works để chế tạo và sản xuất bóng đèn

điện. Cũng tương tự như thế, các công ty đường sắt của Mỹ từ cuối những năm 1880 đã cùng liên doanh với nhau để thực hiện những dự án lớn.

7. Mặc dù từ trước đến nay các liên doanh thường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế

tạo, nhưng hiện nay hình thức này ngày càng trở nên phổ biến trong cả lĩnh vực dịch vụ.

Ngành hiện có nhiều liên doanh hoạt động nhất là chế tạo, sau đóđến thông tin liên lạc,

vận tải và khai khoáng.

8. Điểm mấu chốt trong quyết định thành lập một liên doanh là các bên phải có mục tiêu kinh doanh chung. Điều đó làm cho mối quan hệ của các bên tham gia liên doanh khăng khít hơn so với mối quan hệ mua - bán, nhưng lại không bó buộc như mức thôn tính mua

lại công ty. Lý do căn bản của các đối tác khi tham gia liên doanh có thể rất khác nhau.

Ví dụ, trong công ty NUMMI liên doanh giữa Toyota và GM, phía đối tác Nhật hy vọng

có thể thâm nhập một cách trực tiếp vào thị trường Mỹ, còn phía công ty Mỹ lại kỳ vọng

học hỏi được về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của người Nhật.

9. Thông thường, việc liên doanh chỉ được tiến hành trên cở sở thành lập một thực thể độc

lập, có nghĩa là công ty liên doanh hoàn toàn độc lập với hai công ty bố mẹ. Tuy nhiên, rất nhiều hình thức liên doanh mới đang xuất hiện. Liên kết trong hoạt động R&D ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực công nghệ cao. Một số công ty lại tiến hành liên doanh liên kết theo từng vụ việc cụ thể, chứ không lập ra một thực thể mới, độc lập.

Ngay cả thuật ngữ sử dụng cho hình thức này cũng được thay đổi. Ngày nay, người ta

lý đã nói: “Vị thế cạnh tranh của một công ty ngày nay không còn phụ thuộc duy nhất

vào công ty đó nữa, mà nó phụ thuộc cả vào khả năng tạo dựng liên doanh liên kết của

công ty đó.”

Unit 18. Task 3

Một phần của tài liệu translation text book (Trang 44 - 46)