Những yếu tố từ gia đình và bản thân Tản Đà

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 50 - 57)

Có thể nói tuổi thơ Tản Đà không mấy hạnh phúc, thậm chí còn long

đong và đáng thương vô cùng. Bỏ qua việc gia thế khi ông Kế còn tại thế, Tản

Đà đã phải sống cảnh mồ côi mồ cút từ khi còn rất nhỏ, phải sống dựa vào

người anh cùng cha khác mẹ, rày đây mai đó. Ngay sau khi cha mất thì gia cảnh

cũng sa sút, sự thiếu thốn bủa vây, cái sự nghèo ấy không những đã chặn đứng

con đường hôn nhân lẫn quan trường mà Tản Đà ấp ủ từthưở thiếu thời mà còn khiến ông khổ sở vô cùng trong những năm tháng còn lại của cuộc đời:

Gạo tẻđong chịu nếp thời không Áo vợ rách tan, chồng cũng hết Con theo cạnh nách mếu môi sò Nợ réo ầm tai câm miệng hến Trời còn để sống đến trăm năm

Lại mấy mươi bài thơ khóc tết!

(Thơ khóc Tết của hai ông đồ)

Đã thế, khi cha mất, mẹ Tản Đà là bà phủ Ba vì bất hòa với gia đình mà đã bồng theo cô út Trang xinh xắn, chị ruột cậu ấm Hiếu trở lại chốn Bình Khang. Việc này Tản Đà không muốn nhắc đến, nhưng chẳng thể tránh khỏi

đau lòng khi nghĩ đến cảnh mẹ và em đem lời ca tiếng hát kiếm sống ởnơi son

phấn. Hơn thế, trong một gia đình danh giáo như gia đình quan án, ấm Hiếu không khỏi mặc cảm, thấy mình bơ vơ vì là phận con lẽ, lại là con của một ca kỹ, nay mẹ và chị lại bỏđi khiến Hiếu trở nên lạc lõng hơn bao giờ hết.

Một tình yêu đầu đời sâu đậm tan vỡ, một giấc mộng sự nghiệp không thành, một nỗi đau của tình cảm gia đình thiêng liêng, Tản Đà đi qua những

đớn đau của cuộc đời, với một tài năng chưa bao giờ thui chột, với cái ngông của một bậc trượng phu. Cũng vì thực tế cuộc sống của chính Tản Đà lúc bấy

giờ rất khó khăn, bế tắc nên có lẽ ông luôn muốn được vượt thoát, muốn tìm quên. Và Tản Đà chọn cách thoát ly vào trong cái mộng. Ông cho rằng trong

đời người ta có hai thứ mộng: mộng con là những điều ta thấy trong chiêm bao, mộng lớn là cuộc đời ta. Có thể nói mộng là lối thoát gần như duy nhất cho tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà. Như vậy, Tản Đà mộng còn vì nỗi sầu từ gia đình, từ những thất bại của bản thân và hơn hết là cá tính của ông, một chữ “ngông”. Thực tế thật rất đáng sầu, vậy nên cái “bằng sức mạnh của đôi cánh tưởng tượng, ông đã cấu tạo nên một thế giới xa lạ, thế giới mộng sự để sống. Từấy, mộng cũng là một tính chất đặc biệt của thi văn Tản Đà” [7; tr. 413]. Về

cái ngông, ông từng tự cho mình vốn là “trích tiên”, và văn thơ ông thì chỉ có

người trên thiên đình mới có thể thưởng thức mà thôi, chính Trời cũng đã nói

với ông rằng:

Văn đã giàu thay, lại lắm lối

Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn: - “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”

(Hầu Trời)

Nhìn chung, chỉ vì cái ngông ấy, Tản Đà hình thành cả một thế giới mộng riêng” [7; tr. 417] và bằng mộng, ông muốn thoát ra khỏi cuộc đời chật chội, u tối. Cũng vì vậy mà Phạm Văn Diêu mới nói rằng: “sau Tú Xương, có

lẽ Tản Đà là một nhà thơ ngông hơn cả trên văn đàn giao thời hai thế kỷ XIX

– XX” [7; tr. 415]. Còn Lê Thanh thì cho là: “cái động lực nó bắt ông mộng mị

luôn có lẽ là tính ngông của ông. Cái gì thuộc của ông, là ông muốn cho khác

Một năm trước khi mất, trong ngày cuối năm tiễn ông Táo về trời, Tản

Đà đã có bài thơ tự kiểm định lại cuộc đời mình, đó là những dòng thành thật nhất mà cũng xót xa nhất:

Qua hết đông này năm chục tuổi

Xuân sang đã nửa giấc mơ mòng Văn chương quẩn mãi cùng thân thế

Sự nghiệp mong gì với núi sông!

(Tiễn ông Công lên trời)

Phải chăng chính mạch sầu này trở thành điểm nhìn nghệ thuật để Tản

Đà viết Gic mng ln, ta tạm gọi đó là một cuốn tự truyện về cuộc đời ông. Minh chứng là sự bao trùm của những đổ vỡ trong những năm tháng mà Tản

Đà đã sống lên tác phẩm, những sự kiện khác chỉ mang tính điểm qua. Và cứ

sau mỗi thất bại, vấp ngã, anh Nguyễn Khắc Hiếu ôm ấp đầy hoài bão năm nào

càng lúc càng lu mờ, nhường chỗ cho ông Tản Đà có tuổi với những mệt mỏi, bế tắc như chính điều mà Tản Đà viết trong Gic mng ln về An Nam tạp chí:

Mỗi một phen ra đời lại một phen thất bại; mỗi một phen thất bại, đầu tóc lại bạc thêm” [3; tr. 304].

Như vậy, bên cạnh việc tự nhận mình là một “mộng nhân”, Tản Đà đã

có những lý giải cho việc chép mộng của mình khá chi tiết và hợp lý thì cơ sở

hình thành mộng trong thơ văn Tản Đà còn ở những yếu tố từ thời đại, gia đình

và bản thân ông. Qua đó có thể thấy rằng, để khởi nên cái mộng, Tản Đà hoàn

toàn có những lý do mà chúng tôi cho là chính đáng.

Tiểu kết

Mộng có mộng mở mắt và mộng nhắm mắt; mộng nhắm mắt là mộng theo kiểu tín ngưỡng, mộng mở mắt là thuộc về mộng tưởng. Mộng trong thơ

văn Tản Đà là kiểu mộng thứ hai; nằm trong cùng trường ngữnghĩa với mộng

tưởng là mê, , ước, tưởng. Ấy là về khái niệm mộng, mộng trong văn học

trước và sau sự xuất hiện của Tản Đà, ta có hai giai đoạn cần tìm hiểu, đó là văn học trung đại và văn học đầu thế kỷ XX đến 1945. Mộng trong thơ văn trung đại vẫn còn tồn tại kiểu mộng tín ngưỡng (chiêm bao) do nếp cảm thức

trung đại khiến con người mơ mộng một cách bịđộng. Sang đến nửa cuối thế

kỷ XVIII, cái tôi bắt đầu có chỗ đứng thì cũng là lúc xuất hiện khuynh hướng lãng mạn thoát ly mà tiêu biểu là qua sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Trong thơ văn đầu thế kỷ XX đến 1945, Thơ mới ra đời cũng như một sản phẩm tất yếu của thời cuộc với một cõi mộng vô cùng đa dạng trong thơ với những giấc mộng tình yêu, mộng thoát ly hoặc mộng tìm về quá khứ. Như vậy, có một

đường dây mộng tưởng nối từtrung đại sang hiện đại mà Tản Đà chính là điểm

ở giữa. Tản Đà có một tuổi thơ không vẹn tròn, một cuộc đời như tiểu thuyết và một cá tính đặc biệt. Cái cá tính ấy đã được những người yêu quý ông kể lại, rằng Tản Đà vừa ngông nhưng cũng rất vui tính và nhũn nhặn. Về sự nghiệp

văn chương, Tản Đà đã tạo nên một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử văn

học dân tộc với tầm ảnh hưởng lớn với lớp tân học sau này và những đóng góp đáng kể cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Tác phẩm ông để lại cho

đời không chỉ nhiều về sốlượng mà còn có giá trị lâu dài. Về cơ sở hình thành mộng trong thơ văn Tản Đà, chúng tôi nhận ra có ba điểm mấu chốt: thứ nhất do chính bản thân ông tự nhận mình là “mộng nhân” với công việc là “chép

mộng”, thứ hai do chán ngán xã hội thực dân nửa phong kiến và nằm trong

khuynh hướng chung của giai đoạn văn học giao thời mà sinh ra mộng, cuối cùng là từ những bất hạnh tuổi thơ và trắc trở trong cuộc đời của cậu ấm Hiếu,

nhưng hơn hết, ông mộng vì một chữ “ngông”. Như vậy, Tản Đà mộng là để

khẳng định cái Tôi và phủđịnh thực tại và mộng trong thơ văn ông là hoàn toàn có cơ sở.

CHƯƠNG 2

MỘNG TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ NHÌN TỪ

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Trước hết, ta cần nói đến việc mộng trong quan niệm của Tản Đà có hai điểm đặc biệt quan trọng. Thứ nhất: mộng thuộc về cõi tinh thần, mà cõi tinh thần là không có giới hạn, vậy nên, thế giới mộng của ông là không có giới hạn. Thứ hai: mặc dù không thuộc về thế giới thực nhưng những trải nghiệm trong cõi mộng cũng là một hiện thực vì Tản Đà đã khẳng định “Thật hồn Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! (Hu Tri). Hai thuộc tính ấy giúp Tản Đà được sống với những gì mình ước mong, và cũng với những thuộc tính như vậy, thế

giới mộng trong thơ văn Tản Đà được biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng có ba giấc mộng chiếm

đa số thời lượng sáng tác của Tản Đà. Đó là: giấc mộng thoát ly, giấc mộng yêu

đương và giấc mộng làm nhà tư tưởng. Cũng chính ởđây ta bắt gặp ở ông một

trí tưởng tượng vô cùng phong phú, bay bổng.  Bảng 2.1

Bảng thống kê sốlượng bài thơ liên quan đến ba loại giấc mộng trong toàn bộ

177 bài thơ Tản Đà được in trong cuốn Văn học hiện đại Tuyn tp Tn

Đà, do Xuân Diệu biên soạn, xuất bản năm 2002.

Mộng thoát ly Mộng yêu đương Mộng tư tưởng Tên bài thơ Tiếc của đời; Muốn làm thằng Cuội; Tây hồ vọng nguyệt; Cảm thu,

Thương ai; Nhớ ai; Tình sắc; Văn tế Chiêu Quân; Chơi

Hòa Bình; Nhớ chị

Mị Châu Trọng Thủy; Phong dao; Sẩm chợ; Con chim khôn; Tự thuật; Nói

tiễn thu; Hơn nhau một chén rượu mời; Trông hạc bay; Cánh bèo; Say; Tống biệt; Chơi Huế; Còn chơi; Hầu Trời; Nhớ mộng; Vợ chồng người đốt than; Lưu

Nguyễn vào thiên thai; Nói chuyện với ảnh; Đời đáng

chán; Tiễn ông Công lên trời;

Phong dao; Lo văn ế; Mấy vần ngẫu hứng; Trời mắng;

Thơ rượu; Thú ăn chơi; Đời lắm việc; Khách giang hồ; Phong dao. hàng cau; Tây hồ vọng nguyệt; Cái giống yêu hoa; Nhớ bạn; Nói chuyện với ảnh; Vô đề; Phong dao; Câu hát dậm đò; Năm canh

mối tình; Ve người

đá; Trời mắng; Thư đưa người tình nhân có quen biết; Thư đưa người tình nhân không quen biết;

Thư trách người tình nhân không quen biết; Thư lại

trách người tình nhân không quen biết; Thơ đề vở tuồng Tây Thi; Hỏi gió; Đời đáng chán; Trần ai tri kỷ; Rau sắng chùa Hương; Thăm mả cũ bên đường; Nhắn người

trong Thanh; Năm

hết hữu cảm; Cảnh

về liệt đại anh hùng

nước ta; Thề non

nước; Hầu Trời; Khai bút; Con cuốc cùng con chẫu chuộc; Chim họa mi trong lồng; Ếch mà; Đời đáng chán; Nói chuyện với bóng; Xuân tứ; Tiễn ông Công lên trời; Xuân sầu; Cảm xuân; Thơ

thẩn; Ngày xuân thơ rượu; Năm hết hữu cảm; Đêm tối; Đời Hậu Trần; Đời lắm việc; Đêm đông hoài

cảm; Khuyên người giúp dân lụt; Thơ

mừng Tết; Cảm hứng; Vịnh bức địa đồ rách; Tiếp theo bài vịnh bức địa đồ rách; Địa đồ rách thứ ba; Địa đồ rách thứ tư; Cảm hoài An Nam tạp chí lại ra

đêm nhà ẩn sĩ; Ngày xuân tương tư; Lại tương tư;

Phong thi. đời; Hủ nho lo việc đời; Chiếc tàu An Nam; Cảnh đêm nhà ẩn sĩ; An Nam tạp chí lại ra lần thứnăm cảm tác; Xuân hứng; Bài hát chúc báo sống; Ba Đình ký. Tổng số bài thơ 27 31 40 Tỷ lệ trên tổng số bài thơ (%) 15.3 17.5 22.6

Từ bảng thống kê trên, có thể thấy số lượng bài thơ có liên quan đến mộng chiếm 98 bài thơ tương đương 55.4% (một sốbài thơ có liên quan đến 2 hoặc 3 kiểu mộng). Như vậy ta có thể kết luận hơn một nửa thơ Tản Đà là viết về

mộng với giấc mộng vềtư tưởng chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 50 - 57)