Ước ao được gặp tri kỷ

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 101 - 106)

Cũng chính vì cái bản tính đa tình, đa sầu, đa cảm, ôm ấp mộng gầy nên nghiệp lớn, nhưng Tản Đà lại không tìm được tri kỷở cuộc đời thực. Thế nên,

trong thơ ông không ít bài nói về sự khao khát tri kỷ, ước ao gặp được tri kỷ:

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

(Muốn làm thằng Cuội)

Mảnh tình xẻ nửa ngây vì nước Tri kỷtrông lên đứng tận trời

(Tây hồ vọng nguyệt)

Nước non vắng khách hữu tình

Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai?

(Vô đề)

Tìm đâu cho thấy người trong mộng Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?

(Nhớ mộng)

Non nước bấy lâu lòng tưởng nhớ

Mà ai tri kỷ vắng tăm hơi

(Thư trách người tình nhân không quen biết)

Tri kỷxưa nay dễ mấy người Trần ai nào đã ai với ai?

(Trần ai tri kỷ)

Có thểnói đó là một tâm trạng cô đơn, lạc loài vì “cái thân luân lạc ở hạ

giới bao năm nay mà bao nhiêu tri kỷ ở cả chốn thiên đình” (Gic mng con II). Và một nét đặc biệt của Tản Đà là người tri kỷ mà ông tìm kiếm lại là những giai nhân, rằng “Tản Đà muốn giải sầu, muốn lấp chỗ trống của tâm hồn bằng tình cảm của người tri kỷ, nhưng người tri kỷ hợp với Tản Đà lại là đàn bà.”

[7; tr. 549], từ sự thiếu tri kỷ đã hình thành nên những giấc mộng yêu đương

của Tản Đà. Cũng trong Gic mng con II, nơi mà anh thư ký Nguyễn Khắc Hiếu không chỉ có một mình “hồng nhan tri kỷ” Chu Kiều Oanh mà còn có

Dương Qúy Phi, Tây Thi, Chiêu Quân và nhiều mỹnhân khác nay đã là những tiên nữ: “Nơi đó gọi là Bồng Lai, các tiên thanh nhàn, phần nhiều đều ở đây

cả. Ra tới nơi, chỉ thấy non xanh nước biếc, cỏ lục hoa hồng; sau hỏi ram không có một vị tiên nào là tiên ông, chỉ toàn là những mỹ nhân ở hạ giới lên, mà quái lạ! Toàn là những mỹ nhân trong khi quốc phá quân vong cả. Hoặc cũng có người không phải là đương cái cảnh ngộ ấy, thì cũng tình cảnh ai oán như

Chiêu Quân. Còn nhiều người vô danh, thời đại khái như Tần cung phụ nữ

vậy”.

Nguyễn Khắc Hiếu uống rượu, theo “mệnh lệnh của mỹ nhân” mà làm thơ, nghe “Chiêu quân đánh tỳ”. Như vậy, cái thích chí nhất của con người này khi lên tiên là tìm được giai nhân, những mỹ nhân mang tiếng làm “quốc

phá quân vong” ấy vậy mà trên tiên giới chỉ toàn là tiên nữ. Và việc anh thư ký

Nguyễn Khắc Hiếu lên Trời và được dự tiệc rượu “hơn trăm người mà chỉ có một mình mình không phải là mỹ nhân”, cả việc có khoảng thời gian dạo chơi

riêng với Tây Thi là một điều đáng lưu tâm, Gic mng con II có đoạn viết:

có khi kết đôi bên trăng, cùng vui chơi phong nguyệt. Ai về không rướch (rứt)!”.

Về Chiêu Quân, trong Gic mng ln cũng có nhắc đến, chuyện Tản Đà

tế Chiêu Quân, theo lời của chính ông thì: “Bài này khi tôi ở chơi chùa Non

Tiên, làm bằng chữ nho để tế nàng Chiêu Quân giữa đêm hôm 13 tháng 3 năm

Duy Tân thứ 7. Sau vềđến Nam Định, quan huyện Nẻ (Nễ Xuyên Nguyễn Thiện Kế) mới dịch ra nôm cho.”, khi ấy Tản Đà mới 23 tuổi:

“Cô ơi cô đẹp nhất đời, Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua

Một đi, từ biệt cung vua Có về đâu nữa, đất Hồnghìn năm!

Mả xanh còn dấu còn căm,

Suối vàng lạnh lẽo cô nằm với ai?

[…]

Hồn cô ví có ởđây,

Đem nhau đi với, lên mây cũng đành.

Tản Đà trong lúc cao hứng còn có ý muốn hỏi cưới Hằng Nga – một mỹ nhân mà ông luôn cho là bạn tâm giao của mình:

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi Trời.

Xem thơ, Trời cũng bật cười Cười cho hạ giới có người oái oăm.

Khách hà nhân giả?

Chốn thiên cung ai kén rể bao giờ?

Chi những sự vẩn vơ mà giấy má!

Chức Nữ tảo tùng giai tế giá

Hằng Nga bất nại bão phu miên.

(Trời mắng)

Tản Đà giảng văn thích nghĩa bài này như sau: “Bài hát này nói một

người si tình, viết thư chực ve con gái Trời mà bị Trời mắng.” Trời vừa buồn

cười vừa giận lắm, mắng rằng: “Sao dám suồng sã hỗn như thế! Ở trên nhà Trời đây, ta có kén rể bao giờđâu, mà dám đưa giấy lên để hỏi, sao mà vẩn vơ đến như thế! Có hai cô con gái, một cô Chức Nữ thì đã gả chồng từ bao giờ, còn cô Hằng Nga thì chỉưa ngủ một mình, như thế thì còn hỏi lấy ai?” [3; tr. 113].

Trong chế độ phong kiến thì việc trai gái lấy nhau là do song thân định

đoạt, tình yêu là một thứ tốt nhất đừng nên có. Do đó mà tình yêu tự do trở thành mơ ước cho các nhà nho tài tử, Tản Đà đã viết về tình yêu trong Gic mng con và cả trong truyện ngắn Th non nước. Trong Th non nước, mối tình giữa du khách và kỹ nữ là một thứ tình duyên không ràng buộc, và với Tản

Đà có lẽđã trở thành một điều gì đó hấp dẫn. Nói không sai khi Tản Đà đã mở đầu cho loại tình như vậy, Xuân Diệu sau này cũng có nói về mối tình không lo lắng không trách nhiệm với kỹ nữ, nhưng người khách làng chơi của “ông hoàng thơ tình” lại có phần lạnh nhạt hơn với kỹ nữ:

Lời kỹ nữđã vỡvì nước mắt,

Cuộc yêu đương gay gắt vì làng chơi. Người viễn du lòng bận nhớxa khơi,

Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.

(Lời kỹ nữ)

Về mối tình với cô đầu tên Vân Anh (nguyên mẫu là cô Đỗ Thị Vân, một

người bạn gái của Tản Đà) ông xem kỹ nữ cũng là một nghề, có lúc bần tiện

mà cũng có lúc “phong quang đắc ý”. Trong Th non nước, bần tiện là khi:

Khách ngồi buồn, tự nghĩ một mình rằng: Vào chơi nhà cô đầu, quang cảnh thế này nghĩ thật buồn, song cũng tiện cho mình được ngủ qua một tối rồi mai

đi; lại nghĩ người ả đầu đó, trông cũng xinh xắn và cũng có phong cách, sao không được có đông khách hát mà ăn ở bần tiện đến như thế.” Còn phong quang đắc ý là khi: “Đã được đông khách hát thời sự ăn mặc, chỗ ăn ởcũng

dần dần được sang trọng” “Vân Anh từ khi lên Hàng Giấy, thanh giá càng lộng lẫy như một vừng giăng sáng ởdưới đáy hồ thu”. Vân Anh là một cô đầu, nhưng

cô có học chữ nho và có thểlàm thơ. Trong buổi tiếp khách hữu tình, hai người

đã cũng nhau làm xong bài “Thề non nước” để đề tranh, “hai người cùng lấy

làm ưng ý”, “Khách đềtrước một bài chữ nôm, Vân Anh thời viết quốc ngữ. Đề

xong, lại cùng ngồi uống rượu làm văn, thường hai người cùng làm chung nhau một bài, mỗi người làm một đoạn.”, “Lúc ấy, hai tình quyến luyến, tự người Bình Khang kia không phải giả ý mà du tửcũng nặng lòng biệt ly.”

Tản Đà với bản tính đa tình, ông còn viết khá nhiều về người kỹ nữnhư

trong Gic mng con, ông kể về chuyến thăm trong mộng tới một nơi gọi là

“Sầu thành”, tên gọi của một thanh lâu ở New York, nơi ở của các kỹ nữ đã ngoài 30 nên “giá mua cười rẻ hơn” và “tình cảnh không được vui lắm” so với các Phong nguyệt thành nên nơi đây đề bảng hiệu là vậy: “Có lúc sầu mà sầu, nhiều lúc vui mà lại sầu. Trong lúc vui mà sầu thời thực là thái sầu

Song, “Vân Anh chỉlà người tương đắc, Kiều Oanh mới là người yêu lý

không chỉ là “yêu một người đàn bà đẹp, có tài, có đức, mà còn thổ lộ những nguyện ước, những tâm sựnhư một người tri kỷ, bình đẳng hoàn toàn với mình.

Đó là một nét mới trong quan niệm về người yêu.” [7; tr. 545] mà theo Phạm Thế Ngũ thì cuộc tình ái cao thượng giữa anh Khắc Hiếu với nàng Chu Kiều Oanh nói lên cái mộng tình cảm của Tản Đà. Người đàn bà lý tưởng, theo Tản

Đà không phải là một mỹ nhân mà là một giai nhân, “mỹ nhân khác giai nhân

đức”(Gic mng con). Nguyễn Khắc Hiếu và Kiều Oanh, một thứ tình cảm vô cùng tự do, thấu hiểu nhau, hưởng thụ cảm xúc yêu đương nhưng không có

chủđích tiến đến hôn nhân, đó cũng là một quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Tản Đà. Ta có thể thấy một điều rằng: Tình yêu của Tản Đà đã mang sắc thái thành thị tư sản, nhưng ông vẫn chưa gột rửa hết tư tưởng của nho giáo.

Dù cho cô Oanh đã đêm đêm lẻn ra vườn hoa để nói chuyện với người yêu, hết

lòng giúp đỡ anh Hiếu khi gặp chuyện. Số là vì không giữ kỹ chìa khóa mà tủ

ông chủ bị trộm lấy hết, Hiếu “Sợ thay! Nếu gặp phải sự này mà tỉnh mất thời quyển mộng của ta không thành” bèn bàn với Kiều Oanh cách giải quyết. Từ đấy mà sinh ra “Tình tương thân, lệtương trọng, lý thú tương đắc” giữa Hiếu

và Oanh. “Hiếu ta bình sinh thích chè ngon, thích người đẹp, thích cảnh trí

thanh tĩnh, đến bận ấy được cả ba cái hợp một”. Một khung cảnh hữu tình mà

hai người cũng hữu ý, giai nhân “như ghét như yêu như chiều như ngượng. Lông mày ngài, con mắt phượng, cô nhìn ai?” (Gic mng con). Nhưng cả hai

cũng chỉ dừng lại ở việc uống trà và đàm đạo vềvăn chương, tuyệt nhiên không

vượt qua lễ giáo phong kiến. Cả với cô kỹ nữ Vân Anh cũng vậy, “rượu xong,

khách đi ngủ, đến sáng dậy, chi tiền rồi đi”, trước sau hai người vẫn “tương kính” nhau vô cùng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)