Tản Đà với thuyết “Thiên lương” và giấc mộng “đại đồng”

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 64 - 73)

Trong “Bài chép mộng” (Tản Đà văn tập), có đoạn ông Nguyễn Khắc Hiếu viết như sau: “Mộng thường hiện ra bởi tư tưởng. Tư tưởng đi mặt nào, mộng đón mặt ấy. Cho nên ông Khổng Tửcó tư tưởng hành đạo thời mộng thấy

ông Chu Công; ông Văn Vương có tư tưởng Hưng Chu thời mộng được ông Lã Vọng. Xem mộng ai thế nào biết tư tưởng thế ấy.”. Như vậy, cái tư tưởng của Tản Đà đã được bộc lộrõ qua đêm ông mộng được lên Trời, đó chính là mong muốn truyền bá thuyết Thiên lương:

Thiên tào tra sổ xét vừa xong

Đệ sổlên trình Thượng đế trông - “Bẩm quả có lên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Trời rằng: “Không phải là Trời đày.

Trời định sai con một việc này

Cho con xuông thuật cùng đời hay.”

(Hầu Trời)

Trong chuyến lên thiên đình ở Gic mng con II, Trời đã căn dặn Nguyễn Khắc Hiếu rằng:“Ta sai con trần giới, chỉ cốt có một việc đó; còn như

các việc làm văn khác, chẳng qua là ta cho con có cái sinh kếởdưới trần. Vậy từ nay con phải để thì giờ mà làm dần việc “thiên lương” đó đi, thời con sẽ được sớm trở về tiên giới.”. Tản Đà đã luận giải về thuyết Thiên lương của mình rất chi tiết trong Khi tình (bản chính) mục số 22. Bao gồm: thứ nhất,

“Thiên lương có nhất định”: “Thiên lương là một vật đứng đầu loài vô hình, là cái hay của Giời cho tự nhiên trong loài người, phàm người ai cũng có”, Tản

Đà chia các vật trên thế giới thành hai loại: loại hữu hình và loại vô hình. Loại vô hình thuộc về sự suy xét của các nhà triết lý. Thiên lương sẵn có, tùy theo

con người có tư chất hay không, có biết gìn giữthiên lương hay không mà thôi.

Thứ hai, về“Nguyên chất của thiên lương”: “Thiên lương có ba chất: 1. Lương

tri, là cái tri giác của Giời cho, để cảm biết các sự vật. 2. Lương tâm, là cái

bụng dạ của giời cho, để tiếp nhận các sự vật. 3. Lương năng, là cái tài giỏi của giời cho, để làm theo các sự vật.” “Đó là ba nguyên chất của thiên lương,

ba chất điều hòa là thiên lương toàn vẹn”. Thứ ba, “Sức vận động của Thiên

lương”: “Thiên lương càng lớn, sức vận động càng mạnh, thường làm ra lắm sựphi thường”, Tản Đà dẫn chứng như việc Khổng Tử vì muốn truyền đạo học mà trải qua biết bao khổ cực nào có ai bắt phải làm thế. Hay những việc khí tiết của Trương Tuần, Mã Chí Ni, Ba Luật Tây, nàng Mỵ Ê, nàng Lục Châu đều là do sự thúc bảo của Thiên lương mà làm ra bao nhiêu việc hậu thế phải kinh ngạc. Thứ tư là “Công dụng của thiên lương”: “Ông Lương Khải Siêu có nói rằng: Thế giới là gì? Là hào kiệt đó thôi. Ta muốn nói thêm rằng: Hào kiệt là

gì? Là thiên lương đó thôi. Thế giới được thành ra thế giới là nhờ có thiên

thiên lương”, Tản Đà cho rằng: “thực giá của người toàn ở thiên lương cả” và

“thiên lương càng tốt, càng trọng thiên lương. Cho nên ông Bàng Manh bỏ

quan mà giữ lấy thiên lương, ông Lê Gíac bỏ mình mà giữ lấy thiên lương” ấy

cũng là vì quý cái thiên lương.

Như vậy, văn chương là phương tiện để Tản Đà rao giảng “thuyết Thiên

lương”, ông sớm nhận ra rằng: “Văn chương có trọng giá, không phải là một sự chơi riêng trong ý thú, không phải là một sự đua vui trong phẩm bình, mà phải có bóng mây hơi nước đến dân xã” (Gic mng con). Năm 1938, chỉ một

năm trước khi mất, Tản Đà vẫn cứ nặng nợ” với tư tưởng Thiên lương mà cả đời ông mộng ước có ngày thực hiện được:

Chút lòng tri kỷ xin ông giúp Minh bạch tâu lên đến cửu trùng

Hai chữ “Thiên lương” thằng Hiếu nhớ, Dám mong không phụ Trời trông mong. (Tiễn ông Công lên trời)

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận về thuyết Thiên lương mà Tản Đà đã hao

tốn biết bao tâm sức để xây dựng nên như thế nào? Theo Nguyễn Huệ Chi thì:

Thực chất, nội dung Thiên lương của Tản Đà chỉ là sự hỗn hợp chữ Tâm của Mạnh Tử, của Vương Dương Minh, với lý thuyết của những nhà dân chủtư sản

phương Tây thế kỷ XVIII, chủ yếu là Ruxô.” [11; tr. 1592]. Văn Tâm trong Tn

Đà – khi mâu thun ln thì cho rằng: “qua thuyết Thiên lương, một công trình suy tưởng mà Tản Đà rất lấy làm trân trọng, ta thấy được thấp thoáng một phiên bản thu nhỏ lại của toàn bộ tư tưởng Tản Đà” [22; tr. 427]. Còn

Phạm Văn Diệu kết luận: “bằng thuyết thiên lương, Tản Đà vẫn canh cánh bên lòng một giấc mơ đẹp đẽ về cõi thế người đời” [7; tr. 414].

Giấc mơ đẹp về thế giới người mà Phạm Văn Diêu nói đến ấy là một xã hội chủnghĩa không tưởng trong thơ văn Tản Đà. Trong bài thơ Đời lm vic

ông đã gợi mởtư tưởng đại đồng như sau:

Giàu sang chưa dễ ai nhàn Nghèo hèn ai chớ phàn nàn làm chi

Vui buồn ai cũng có khi

Có hoan lạc, có sầu bi lẽthường

Trăm năm một giấc mơ màng Nghĩ chi cho bận gan vàng hỡi ai!...

(Đời lắm việc)

Khổng Tử đã khởi xướng “thuyết đại đồng” và truyền bá sự bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định. Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử

tiếp tục tư tưởng này và đề ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ sự phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động đối với

người lớn, sự nghỉngơi với người già. Tản Đà “Nghĩ cho cái tư tưởng đại đồng

ở hạ giới mà có ngày được thực hiện như thếchăng, thời thật là hạnh phúc cho nhân loại biết bao!” “Đã đại đồng thời cũng có lẽ hòa bình” (Gic mng con). Tư tưởng đại đồng và ước mơ xã hội chủnghĩa không tưởng được miêu tả khá chi tiết trong “cõi đời mới” trên vùng Bắc Cực ởGic mng con. Trong

đoạn đi đến “cõi đời mới”, Tản Đà vô cùng ngạc nhiên lẫn thích thú khi thấy một xã hội: “không có sự thiên tai, không có sự địa biến, không có sự trộm

cướp, không có sự án tù, không có sự kiện cáo, không có sự buôn danh bán lợi, không có câu thế thái nhân tình”, và nguyên do của những cái không ở trên là

Có thể thấy rằng càng về sau, giai cấp tư sản càng tỏ ra phản bội những

lý tưởng đặt ra trước đó, và sựra đời của đồng tiền, theo Tản Đà đã làm thay đổi cục diện đất nước rất sâu rộng. Suy tưởng theo lương tâm chủquan, thương xót trước cảnh thiếu thốn phổ biến trong xã hội đương thời, Tản Đà đã đề cao một “thế giới đại đồng” với “thủ chi bất cấm, dụng chi bất kiệt” (tha hồ lấy không cấm, tha hồ dùng không hết). Như vậy, “giấc mơ đại đồng thô sơ của Tản Đà đã bao hàm những đặc tính của một xã hội cộng sản chủnghĩa: tất cả

mọi người đều làm việc; tài sản là của chung và hưởng thụ theo nhu cầu.” [22; tr. 378]. Khuynh hướng phát triển của “cõi đời mới” là quay về thời thái cổ nhưng lại có nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, tìm con đường tiến

hóa thiên nhiên để có “tự do trong sạch“độc lập thanh thản. Giấc mộng xã hội của Tản Đà, theo Trần Đình Hượu, “Tản Đà quả là người có lòng với

đất nước và tiến hóa nhưng cách suy nghĩ chắp vá và hời hợt chỉđưa ông đến những ảo tưởng, vừa làm ông thất vọng trong thực tế, vừa tạo ra một nét đặc sắc trong cách yêu nước của Tản Đà.” [7; tr. 559].

Vậy, khi viết Gic mng con, Tản Đà muốn thực hiện mộng ước về một xã hội lý tưởng. Chán ghét thực tại, ấp ủ một tinh thần yêu nước, mong muốn một xã hội lý tưởng, nhưng vì bất lực nên đành gửi tâm ý của mình vào văn chương, vào rượu say, và vào mộng mịmà thôi. Nhưng cay đắng thay, lối thoát

này cũng chẳng thể giúp thi nhân tồn tại, thỏa mãn. Có thể nói theo Nguyễn

Phương Chi là :“từ Giấc mộng con thứ nhất đến Giấc mộng con thứ hai là một sự bế tắc hoàn toàn.” [11; tr. 529].

Suy cho cùng, động lực của tất cả thuyết Thiên lương, tư tưởng đại đồng lẫn chủ nghĩa xã hội không tưởng của thi sĩ núi Tản sông Đà là từ lòng yêu

nước với mong muốn được dùng cái tài của mình canh tân đất nước. Năm 1926, ông có thay đổi, từ chỗ tự coi mình là nhà triết học hoạt động lý luận, ông ngả

“nhà nước bảo hộ” mà thay vào đó là những bài bàn về trách nhiệm của quốc

dân đối với đất nước. Yêu nước, Tản Đà hoài niệm lại quá khứ vẻ vang của dân tộc với niềm tự hào và nỗi tiếc nhớ:

Trưng thị quần thoa,

Mê Linh tướng tài.

Đời Đông Hán, Hán quan vô loài,

Riêng thù chị, làm bận lòng ai. Núi sông thề nguyền

Yên ngựa cành mai;

Cơ đồbá vương, gái tài trai.

(Nói về liệt đại anh hùng nước ta):

Các anh hùng được nhắc đến trong bài ca cổ bản này là: Hai Bà Trưng,

Ngô Quyền, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Quang Trung. Có thể thấy rằng những cái tên ấy không chỉ là những “liệt đại anh hùng” mà còn

là vua, họ là những vị vua vô cùng tài giỏi, có công đánh tan quân xâm lược giành lại độc lập cho dân tộc: Trưng Nữ Vương, Ngô Vương, Triệu Việt

Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, vua Quang Trung. Bên cạnh đó, còn có bài thơ Tản Đà làm để ca ngợi những danh tướng đời Hậu Trần:

Quân cơ sau trước nối thay nhau Hai bố, hai con một dạ sắt

Khí thiêng đúc lại bốn anh hào Trời có thương Trần chưa vội mất.

Đặng Tất là con Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân là con Nguyễn Cảnh Dị, cả bốn người đều là những tướng giỏi, trong cuộc chiến chống lại nhà Minh thời Hậu Trần. Sau thua trận Sái Đà nhưng hào khí Đông A vẫn mãi vang dội. Trong Tản Đà văn tập, Tản Đà chia người yêu nước làm ba hạng: ái quốc bằng đạo đức, ái quốc bằng nhiệt thành và lấy khách khí ái quốc và ông cho mình là người yêu nước ở hạng cao nhất: yêu nước bằng đạo đức. Vì vậy mà chuẩn mực để gọi là yêu nước với Tản Đà chủ yếu là ở phương diện đạo

đức, lòng yêu nước ở Tản Đà biểu hiện rõ trong một loại thơ mà ta tạm gọi là

thơ nước non. Trong thơ nước non, Tản Đà thường nhắc đến một lời thề

nguyền:

Nước non nặng một lời thề

Nước đi, đi mãi không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không.

(Thề non nước)

“Người thề giữ lời hứa, biểu hiện thành một hành động tượng trưng: ra

Bắc vào Nam, đi đâu Tản Đà cũng mang theo bên mình một bức địa đồ đất

nước” [7; tr. 561]. Nhưng bức địa đồấy lại rách nát chứ không lành lặn gì, Tản

Đà dành hẳn bốn bài thơ để nói về nó với những trăn trở khôn nguôi về vận mệnh của đất nước:

Ấy trước ông cha mua để lại Mà sau con cháu lấy làm chơi Thôi thôi có trách chi đàn trẻ

(Vịnh bức địa đồ rách)

Giận cho con cái đà hư thế

Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài. Còn núi còn sông nhìn vẫn rõ Có hồ có giấy dễmà chơi.

(Tiếp theo bài Vịnh bức địa đồ rách)

Đành chịu ngồi trông rách tảtơi

Buồn chăng? Hỡi các chịem ơi! Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ Ngó lại chung quanh hiếm kẻ bồi

(Địa đồ rách thứ ba)

Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn

Non sông đứng ngắm lệnhường vơi

Việc nhà chung cảai ai đó

Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

(Địa đồ rách thứtư)

Sáng tác liên tục bốn bài về bức địa đồ rách, Tản Đà không chỉ bày tỏ

nỗi xót thương trước tình cảnh nô lệ của đất nước, trách mắng lớp trẻ sao lại dửng dưng trước cảnh nước mất nhà tan mà còn quyết “sẽ liệu bồi”. Đó là một hoài bão, một niềm tin và hơn hết là giấc mộng giành lại giang san của Tản Đà. Cũng có khi Tản Đà dùng phép ẩn dụđể bộc lộlòng yêu nước trong sự bế tắc:

Đầm xa tiếng Hạc lên cao vọng trời. Ao thu lạnh lẽo sự đời,

Cành sương ngọn gió bời bời lá tre. Lắng tai Ếch những ngồi nghe Tiếc xuân Quốc đã qua hè, ai thương?

(Ếch mà)

Như vậy, từ lòng yêu nước và chí làm trai theo quan niệm nho giáo, Tản

Đà đã luôn ôm ấp một giấc mộng “kinh bang tế thế” theo kiểu mới, đó là mộng

làm nhà tư tưởng. Tư tưởng của Tản Đà là thuyết Thiên lương và mong ước về

một xã hội chủnghĩa không tưởng. Những mơ ước cải cách xã hội của Tản Đà

vẫn còn những hạn chếnhư Trần Đình Hượu cho rằng: “cách suy nghĩ chắp vá và hời hợt chỉđưa ông đến những ảo tưởng” [7; tr. 559], song đấy cũng là một

điểm đặc biệt trong cách yêu nước của Tản Đà nói riêng và giấc mộng về mặt

tư tưởng của ông nói chung.

Tiểu kết

Về đặc điểm mộng trong thơ văn Tản Đà, với hai thuộc tính và ba loại giấc mộng: thoát ly, yêu đương, tư tưởng, ông đã chứng minh rằng mình thực sự là một “mộng nhân” và những giấc mộng của ông có cơ sở, có sắp xếp, có ý

nghĩa. Ở giấc mộng thoát ly, Tản Đà khởi đầu với quan niệm “nhân sinh như

mộng” để rồi ông mộng được lên cung trăng, mộng được lên trời, gặp tiên và bộc lộ sự chán cả một kiếp làm người, một kiếp người nghèo khổvà đầy trắc trở. Từ cuộc đời thực đầy sự“xê dịch”, Tản Đà đã mang giấc mộng viễn du vào

trong văn thơ của mình, đi để có nơi để bỏ không phải đi vì có đích đến. Bên cạnh đó, cậu ấm Hiếu là một người đa tình, từ sự đa tình dẫn đến giấc mộng

yêu đương vì những mối tình trong đời thực không may đều đổ vỡ. Không tìm

được hồng nhan tri kỷ trong cuộc đời, Tản Đà mãi uớc ao được gặp tri kỷ trong cõi mộng. Cùng với “lăng kính phong tình ân ái”, Tản Đà nhìn mọi thứ dưới cặp mắt yêu đương, hàng loạt bài thơ viết gửi những người bạn của ông là minh chứng cho điều ấy. Cuối cùng, sâu đậm nhất trong văn thơ Tản Đà vẫn là giấc mộng“kinh bang tế thế”, mộng làm “nhà văn học kiêm triết học ởĐông Dương”

với thuyết Thiên lương và giấc mộng về một “xã hội chủnghĩa không tưởng”.

Vậy, mộng trong thơ văn Tản Đà là mộng có quy mô và vô cùng đặc sắc, trước và sau ông, thật không có bất cứ văn thi sĩ nào có thế giới mộng đa dạng như

thế. Cũng qua đó, chứng tỏ rằng Tản Đà là một thi sĩ, một nhà văn hết sức lãng mạn, xứng đáng là bậc đàn anh của lớp văn thi sĩ 1932 – 1945.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)