“Lăng kính phong tình ân ái” của Tản Đà

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 106 - 111)

Trần Đình Hượu cho rằng: “Từ chỗ lấy tình luyến ái nam nữ thành thứ

đó hầu như thành một thứlăng kính để nhìn thế giới. Cái nhìn ân ái, phong tình chi phối sức tưởng tượng làm Tản Đà thấy mọi người mọi vật đều như đang ở

trong một tâm trạng yêu đương.” [7; tr. 549]. Điều này xuất hiện khá rõ nét

trong thơ Tản Đà, điển hình là trong Chén rượu vĩnh biệt, Tao Đàn số Tản Đà – 1939, Nguyễn Tuân cho biết “năm 1935, từ Thanh Hóa gửi đến cho Tản Đà Khê Thượng một ít nem chua và một bó đóm diêm”, Tản Đà đã làm một bài

thơ như là lời cảm tạ ông bạn Nguyễn Tuân, bài thơ như sau:

Phòng văn thơ thẩn một mình

Đèn khuya nửa ngọn lửa tình cùng ai?

Nước non cách mấy dậm dài

Non xanh nước biếc nhớngười đâu xa.

Nhớ ai là kẻ yêu ta

Nắm nem thanh đóm làm quà cho nhau. Nem chua ăn hết đã lâu

Đóm thời một bó trắng phau hãy còn. Tay cầm cái đóm con con

Tưởng người cách nước xa non như gần. Ai về nhắn bác Nguyễn Tuân

Thu Trang, Thanh Hoá nghe gần Nhà Diêm Là người cho đóm cho nem.

(Nhắn người trong Thanh)

Thật khó có thể tin được với những từ như “lửa tình”, “kẻ yêu ta”, “non xanh nước biếc nhớngười” v.v… lại nằm trong một bài thơ Tản Đà gửi cho ông bạn

mến mộ mình. Hay lần Tản Đà làm thơ vì nhớ ông bạn ở phố Mã Mây, câu thơ

vẫn mượt mà đầy quyến luyến như vậy:

Xa thời ai nhớ, gần thời nhớ ai. Mã Mây với phố Hàng Khoai

Quan hà gang thước cho người sầu riêng. Trách cho ông bạn láng giềng Giận nhau chi đó mà kiềng nhau ra.

Ước gì họp mặt đôi ta

Cốc men Quế Lộ, chén trà Liên Tâm.

(Nhớ ông bạn ở phố Mã Mây – Hà Nội) Tản Đà nhớ bạn đọc cũng cùng một tình cảm như những người yêu nhớ nhau:

Nhớ ai, chẳng nhớ những là ai Mây núi xa trông luống ngậm ngùi.

(Sài Gòn, nhớ bạn độc giả An Nam tạp chí) Gửi ông Tú tài Nghiêm Phúc Đồng:

Nhớlúc rượu ngon năm bảy chén Nhớkhi đêm vắng một đôi người Nhớsân đứng tếngười thiên cổ

Nhớ chỗ nằm xem truyện Liêu Trai

Tình riêng vẩn vơ không có kết quả là thế, dùng lăng kính phong tình để làm thơ gửi cho bạn bè mình là thế, nhưng cũng có người con gái yêu mến cái tài của ông Tản Đà mà tự nguyện dâng cái tình cảm cho ông. Chuyện là Tản

Đà trong lần đi thăm chùa Hương ông trót mê món rau sắng ở đó, mà ngặt nỗi hết tiền tiêu nên ông viết bài thơ:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa.

Người đi, ta lại ở nhà,

Cái dưa thời khú, cái cà thời thâm.

(Rau sắng chùa Hương)

Nguyễn Khắc Xương chú rằng: “Vì mấy câu ca dao này, Tản Đà được một bạn đọc vốn yêu thơ văn ông gửi tặng một gói rau sắng. Về sau mới biết

người đó là nữsĩ Song Khê em Tương Phố.” [31 ;tr. 231]. Về chuyện này, Tản

Đà đã viết lại một bài thơ để bày tỏ lòng biết ơn với người mến mộ ấy, và ông cho rằng đó là“một người tình nhân không quen biết” trong cuộc đời mình:

Mấy lời cảm tạ tri âm

Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình

Đường xa rau hãy còn xanh

Tấm lòng thơm thảo, bát canh ngọt ngào. Yêu nhau xa cách càng yêu

Dẫu rằng suông nhạt, mà nhiều chứa chan

Như vậy, với bốn biểu hiện: cái tính đa tình, những mối tình trong đời thực được đưa vào văn thơ, ước mong gặp tri kỷ trong cõi mộng và lăng kính

phong tình, Tản Đà đã khởi nên, vẽ nên một giấc mộng yêu đương có thể nói

CHƯƠNG 3

MỘNG TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ NHÌN TỪ

PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Những phương thức thể hiện mộng trong thơ văn Tản Đà cũng rất

phong phú và cũng có những đặc sắc nhất định.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 106 - 111)