Không gian con người

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 140 - 144)

Vềkhông gian con người, trong Thi pháp hc của Trần Đình Sửcó đoạn viết: “không gian con người có hai bình diện: một là nơi con người cư trú, hai

là tất cả những gì mà tâm tưởng con người có thểđạt đến” [21; tr. 5]. Nói đến

nơi mình cư trú, Tản Đà phân trần trong đêm 23 tháng Chạp rằng giấc mộng rao giảng Thiên lương mà Trời giao cho ông bị cảnh riêng cản trở rất nhiều vì ông phải “Ở không yên ổn chạy lung tung”:

Khê Thượng, Bất Bạt về Hà Nội

Sài Gòn, Vĩnh Yên ra Hải Phòng Bờ hồ Hoàn Kiếm xuống Nam Định

Xế chợĐồng Xuân sang Hàng Bông.

Phố tỉnh Sơn Tây lại Khê Thượng Một tết Quảng Yên, nay Hà Đông

(Tiễn ông Công lên trời)

Gic mng ln với không gian bao quát là đất nước An Nam, không gian nhỏhơn là những nơi Tản Đà đã từng sống hoặc đi qua trong cuộc đời thực: “ở

Nam Định học vỡ lòng chữ Hán”, “về quê nhà ở Sơn Tây, núi Tản sông Đà”,

“theo ông anh vào tu thư Hà Nội”, “sang học ở phủ Vĩnh Tường (thuộc Vĩnh

Yên)”, “lại xuôi về Nam với quan huyện”, “ởNam Định vào Sơn Tây”, “đi Huế

rồi nhân tiện vào Tourane”, “ở Hà Nội ra đi, tối đến Nghệ An, sáng hôm sau

đến Hà Tĩnh”, “ở Hà Tĩnh vào Huế”, “ở Quy Nhơn vào Nha Trang”, “ở Nha Trang ít lâu rồi đi xe lửa vào Sài Gòn”, “từ Phú Phong ra Bình Định”, “ở

Quảng Ngãi đáp xe hơi ra Tourane, chuyển hỏa xa về Bắc”.

Một đặc điểm nổi bật trong không gian văn xuôi Tản Đà là không gian

không ổn định mà luôn có sự thay đổi, nhân vật thường di chuyển từ nơi này sang nơi khác tùy theo ý đồ của tác giả. Trong Th non nước, hai không gian chính thức của tác phẩm là nhà cũ nghèo nàn, kém tiện nghi của cô Vân Anh,

nơi diễn ra mối tình với nhân vật khách cùng bài thơ “Thề non nước”; và căn

nhà khang trang sau này của cô ở Hàng Giấy. Nhưng kết tác phẩm lại, Vân Anh lại ôm va-li đi đâu thì không ai được biết, tức không gian vẫn có khảnăng mở

rộng theo hành trình mới của nhân vật.

Có thể thấy rằng trong cuộc đời mình, Tản Đà đã đặt chân đến rất nhiều

nơi, thế nhưng bao nhiêu đó chưa đủ với một tâm hồn lãng mạn thoát ly, với quan niệm: “Người là một giống có ý thức. Có ý thức, cho nên có mộng” và “Ý

thức đi trước mà không đến thời là tưởng; ý thức đi trước mà đến thời thành mộng” (Gic mng con). Vậy nên không gian cũng đến cùng lúc với ý thức

con người, ấy là không gian mà tâm tưởng con người có thể chạm đến.

Không gian trong tác phẩm của Tản Đà thường bắt đầu từ một địa điểm cụ thể sau đó mở rộng ra mọi hướng đến mức tối đa. Với Gic mng con, Tản

Đà đã đi qua các chân như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, và dĩ nhiên là trong tưởng tượng: “Ai ngờ cậu ấm Hiếu vẫn nằm co ở xó rừng tình Sơn Tây,

xứ Bắc kỳ, nước Nam Việt, mà cũng có lúc theo chân chen bóng miền đại bang.

(Gic mng con). Các không gian ấy có khi được miêu tả, có khi chỉđược nhắc

lướt qua tùy theo độ dài của khoảng thời gian mà nhân vật đã dừng chân. Sự thay đổi liên tục các địa điểm tạo cảm giác không gian được mở rộng liên tục. Trong Gic mng con, Tản Đà viết: “cùng hai người bạn thân: Lệ Trùng và Thu Thủy, cùng chơi núi Sài Sơn, lên chợ Giời”, “Ở Sài Gòn được ít lâu, rồi

theo ông Vinailles sang Đại Pháp”. Sau đó, một người bạn của Oanh là

Woallak, người Mỹcũng giúp Hiếu dời đến Newyork. Vềđến France, đi ngay Lyon. Đến Washington rồi đến Canada, Alaska (Mỹ) và “theo mấy nhà thám hiểm lên bể Bắc Băng Dương, thẳng tiến về mặt Bắc”. Có thể thấy rằng Tản Đà

viết rất chính xác và chân thực, sống động về các vùng đất này mặt dù ông chỉ đến đó bằng trí tưởng tượng và qua sách vở, như việc Tản Đà chú thích về sa mạc Sahara như sau: “Sahara là một bãi cát to nhất trong thế gian. Bề mặt so với Địa trung hải còn rộng hơn, ở vào chính giữa dải đất nóng cho nên nóng nực lạthường […] Gió nổi lên thời cát bay rầm trời, chỗ nào thời chứa cao lên thành gò, chỗ thời hoắm xuống như đầm.” tạo cho người đọc cảm giác ông thật sự đang đứng trên sa mạc. Về “cõi đời cũ”, anh thư ký Nguyễn Khắc Hiếu đi đến nước Anh, sang Nauy, Thụy Điển, Nga, Vladivostok, Nhật Bản, Đại bản, Hoành tân rồi quay về Thượng Hải.“Qua Tứ Xuyên, sang Tây Tạng, quay đến

(Afrique), chơi Ai Cập (Egypte)”. Như vậy, ông đã đi qua hết thảy mười ba quốc gia, một con số không nhỏ trong dung lượng mấy mươi trang của tác phẩm.

Tản Đà đã mở rộng không gian con người đến tận những nơi ý thức có thể đặt chân đến, với một tâm hồn lãng mạn thoát ly như Tản Đà, thì không

gian ấy mở rộng đến cả Thiên giới. Trong Gic mng con II, một Bồng lai tiên cảnh với con sông Ngân không đáy mà khi nhìn xuyên qua thì: “giang sơn còn

cũng nhỏ, thời còn có nhân vật nào là to?”, với những nhân vật tầm cỡ trong lịch sử như Tử Cống, Tử Lộ, Đông Phương Sóc, Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên…

Một điều đáng nói ở đây là hai không gian trời và đất thực chẳng cách nhau chẳng xa là mấy, chỉ cần bay theo con đường mây với “hai cô tiên” là đến cõi trời. Hình ảnh con đường vốn mang ý nghĩa biểu tượng cho hướng đi, cho giải pháp thì ở trường hợp này, con đường mây bay thẳng lên trời là sự biểu hiện cho khát vọng vượt thoát của thi nhân. Trước và sau Tản Đà, trong văn học Việt Nam chưa và cũng không xuất hiện không gian lãng mạn này:

Theo hai cô tiên lên đường mây

Vù vù không cánh mà như bay.

Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ Thiên môn đế khuyết như là đây!

(Hầu Trời)

Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi lên núi hoa đào, men theo suối là đến một khoảng không gian vô cùng đẹp đẽ, ấy là Thiên Thai, là cảnh Bồng lai hư hư

thực thực mà con người phải hữu duyên mới mới được gặp: “Cảnh bồng lai trải biết gọi làm duyên” (Say):

Nhà lan huệ, áo lụa là

Giường màn sẵn đó, ngọc ngà thiếu chi!

(Lưu Nguyễn vào Thiên Thai) Không gian mộng đa dạng và đặc sắc chính là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Tản Đà là nhà thơ lãng mạn. So sánh với không gian cõi mộng của những nhà thơ 1930 – 1945, Tản Đà còn lãng mạn hơn. Nếu với Thế Lữ: “Thiên Thai thoảng gió mơ mòng” (Tiếng sáo thiên thai), Lưu Trọng Lư cảm nhận

thiên đường “ở trong lòng người thiếu nữ” (Cảnh thiên đường), Vũ Hoàng

Chương “Bụi nhuốm Thiên Thai nhòa hứng rượu” (Dng) thì cõi Bồng Lai, chốn Thiên Thai trong thơ văn Tản Đà được miêu tả vô cùng chân thật, dường

như với Tản Đà đó là một cõi hoàn toàn có thật, đó mới chính là nơi ông thuộc về vì ông luôn tự nhận mình là một “trích tiên”.

Như vậy, không gian con người trong thơ văn Tản Đà còn dài rộng hơn

không gian thiên nhiên bởi chính đặc tính của nó. Một cuộc đời đầy sự xê dịch,

đặt chân đến hơn chục tỉnh thành trong cả nước vẫn không thỏa được những mộng ước thoát ly của Tản Đà, thế nên tâm tưởng ông nhiều lúc đến những

vùng đất lạ, và ông miêu tả nó, sống với nó, chân thật như chưa từng có một sự tưởng tượng nào ởđây. Không gian con người chiếm một vị trí quan trọng trong việc thể hiện mộng trong thơ văn Tản Đà, nó thể hiện rõ ràng nhất những nơi

mà ông muốn đến.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 140 - 144)