Đầu tiên là phép nhân hóa (hay nhân cách hóa). Viết về cái bản chất đa
tình của mình, Tản Đà không nói thẳng mà khéo léo dùng phép nhân hóa chính cái ảnh của mình để tâm sự:
Người đâu? Cũng giống đa tình,
Ngỡ là ai, lại là mình với ta. Mình với ta dẫu hai như một, Ta với mình, tuy một mà hai?
Năm nay mình mới ra đời,
Mà ta ra trước đã ngoài đôi mươi.
(Nói chuyện với ảnh)
Nói chuyện với ảnh chưa đủ, Tản Đà còn nói chuyện với bóng của mình, một thế giới mộng ảo được mở ra bằng thủ pháp nhân hóa tài tình:
Ngọn đèn khêu tỏ, đôi ta cùng ngồi. Ngồi đây ta nói sựđời
Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe
(Nói chuyện với bóng)
Trong giấc mộng “kinh bang tế thế” của mình, cậu ấm Hiếu năm nào vẫn luôn canh cánh trong lòng một lời thề với non nước. Non nước có tình, có cả linh hồn:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đichưa lại non còn đứng không.
(Thề non nước)
Phép nhân hóa hỗ trợ rất đắc lực cho Tản Đà tạo nên thế giới mộng ảo trong cuộc nói chuyện với bóng, với ảnh. Không có phép nhân hóa, cho dù ông mặc định cái bóng cái ảnh là của con người thì không phải là con vật, thì nó
cũng không ngồi im nghe ông giãi bày tâm tư rồi “gật đầu” được (“Bóng nghe,
Bóng cũng gật đầu”). Nhờ có phép nhân hóa, Tản Đà có thể giãi bày tâm sự
của mình với chính mình nhưng vẫn rất giàu hình ảnh, hợp lý và gợi sự liên
tưởng.
Về biện pháp so sánh, theo Từ điển thuật ngữ văn học so sánh là
“phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc
kia. Chính vì thế so sánh thường có hai vế. Hai vế thường được nối liền với nhau bởi từnhư hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém.” [8; tr. 282]
Chỉ riêng về mảng ca dao than thân, biện pháp so sánh với từ so sánh
“như” đã được tác giả dân gian sử dụng khá triệt để, dùng tấm lụa, hạt mưa, trái
bần và những thứ gần gũi nhất với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động để
ví với “thân em”:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
(ca dao)
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.
(ca dao)
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
(ca dao)
Trong thơ Tản Đà, cả ba loại giấc mộng của ông đều được vận dụng phép so sánh, song có phần nghệ thuật hơn so với ca dao ở việc lựa chọn hình ảnh so sánh tuy vẫn dựa vào phép so sánh thông thường (A như B):
Ấy ai như thế, thế mà ưa
Ai bảo khôn ngoan hoá cũng khờ. (Tiếc của đời)
Ta với mình, tuy một mà hai?
(Nói chuyện với ảnh)
Khổ thứ 14 bài Hầu Trời là một trong những khổthơ sử dụng nhiều phép so sánh nhất, chỉtrong 6 dòng thơ mà tác giảđã đan vào đó 6 hình ảnh so sánh, bao gồm: “đẹp như sao băng”, “hùng mạnh như mây chuyển”, “êm như gió
thoảng”, “tinh như sương”, “đầm như mưa sa”, “lạnh như tuyết”. Những hình
ảnh so sánh này đạt đến giá trị nghệ thuật cao:
Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít! Lời văn chuốt đẹp như sao băng! Khi văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
(Hầu Trời)
Phép so sánh dường như được Tản Đà sử dụng nhiều nhất ở giấc mộng thoát ly. Với việc ví đời người như giấc mộng, ông đã lặp lại sự so sánh những ba lần một câu “Đời người như giấc chiêm bao” trong ba bài thơ sau:
Đời người như giấc chiêm bao
Nghìn xưa đã mấy ai nào trăm năm.
(Thơ rượu)
Đời người như giấc chiêm bao
(Đời lắm việc)
Đời người như giấc chiêm bao
Trơ trơ là cái hoa đào gió đông!
(Mấy vần ngẫu hứng)
Biệp pháp so sánh được Tản Đà sử dụng theo lối đơn giản nhất (A như B) để có thể “đi xuống mọi hạng người” và hơn hết, với tác dụng đối chiếu sự
vật này với sự vật khác, Tản Đà dùng phép so sánh để diễn cái mộng của mình một cách giàu hình ảnh nhất. Như việc “Trời” khen văn thơ Tản Đà, nếu chỉ nói “Văn thật tuyệt”, thì giá trị của những tác phẩm ấy giảm đi nhiều, nhưng khi “Trời” so lời văn, khí văn của anh Nguyễn Khắc Hiếu với “sao băng”, “mây
chuyển” tức là đã nâng lên tầm vũ trụ.
Đối với biện pháp ẩn dụ, một biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện
tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối
tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp tu từ này được Tản Đà sử dụng rõ ràng nhất trong chuỗi giấc mộng “kinh
bang tế thế” mà chúng tôi đã đề cập đến ở mục 2.3. Tác giảđã dùng con ếch và chim họa mi để bộc lộlòng yêu nước và tâm trạng bất lực trước thời cuộc, ngay cả việc lựa chọn hình ảnh cũng đã thấy được nỗ lực của Tản Đà trong việc dân gian hóa biện pháp tu từ vốn khá xa lạ với người dân lao động:
Cánh Bằng đập ngọn phù dao,
Đầm xa tiếng Hạc lên cao vọng trời. Ao thu lạnh lẽo sự đời,
Cành sương ngọn gió bời bời lá tre. Lắng tai Ếch những ngồi nghe
Tiếc xuân Quốc đã qua hè, ai thương?
(Ếch mà)
Hoạ mi, ai vẽ nên mi?
Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay!
Ai đưa mi đến chốn này?
Nước trong gạo trắng, mi ngày ăn chơi
(Chim hoạ mi trong lồng)
Việc Tản Đà sử dụng nhân vật là loài vật trong hình ảnh ẩn dụ khiến ta liên
tưởng đến câu ca dao:
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
(Ca dao)
Trong thời buổi đất nước bịđặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thì phép ẩn dụ là phép tu từ thích hợp nhất để biểu lộlòng yêu nước, vừa kín đáo
vừa giàu hình ảnh. Sử dụng hình ảnh chim họa mi, một loài chim đẹp, nhưng
lại ở trong lồng và nó hài lòng về điều đó đểẩn dụ cho Hoàng Cao Khải, Tản
Đà đã nói lên sự khinh ghét của mình đối với những người xem thường sự mất tự do của dân tộc. Vậy, biện pháp tu từ này đã có những tác dụng nhất định trong việc nói lên lòng yêu nước – nguồn cơn dẫn đến cái mộng làm nhà tư tưởng của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Một biện pháp tu từ nữa mà chúng tôi cho là khá “đắt” trong việc diễn cái mộng trong thơ Tản Đà là phép điệp. Đây là một biện pháp tu từ dùng sự
nhắc lại một hoặc nhiều lần một từ, cụm từ nhằm nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi
điệp ngữ. Trong thơ về mộng của Tản Đà, điệp ngữđược sử dụng khá nhiều và có phần nhiều hơn ở giấc mộng yêu đương với sự lặp đi lặp lại những nỗi nhớ, những biểu hiện của một “cái giống yêu hoa”. Từ “mê” được điệp ở hai câu
văn liền nhau, thể hiện sự “ham thích tới mức như bị cuốn hút hoàn toàn vào”
[19; tr. 813]. Hay việc điệp từ “nhớ” có một ý nghĩa nhất định trong việc diễn tả mộng tình cảm, ngược lại, cũng vì có mộng yêu đương mà Tản Đà sử dụng từấy nhiều lần:
Cái mê vô ích mà mê dại,
Mê dại, mêmê mãi chẳng thôi. (Cái giống yêu hoa)
Nhớ ai tanhững lòng man mác Ta nhớ ai mà ai có nhớ ta!
(Cảnh đêm nhà ẩn sĩ)
Nhớ lúc rượu ngon năm bảy chén
Nhớ khi đêm vắng một đôi người
Nhớ sân đứng tếngười thiên cổ
Nhớ chỗ nằm xem truyện Liêu Trai
(Nhớ bạn)
Trong nỗi chán đời những cũng chẳng thể bỏ đời, Tản Đà dùng cụm từ “nào những ai” được lặp lại ởđầu mỗi đoạn thơ, điệp chín lần:
Nào những ai:
Bảy thước thân nam tử
[…]
Nào những ai
Kê vàng tỉnh mộng Tóc bạc thương thân
(Cảm thu, tiễn thu)
Vô tình hay hữu ý, viết về giấc mộng thoát ly của mình, Tản Đà thường sử dụng
phép điệp, điệp cả ngữ lẫn cấu trúc.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thậtđược lên tiên –sướng lạ lùng.
(Hầu Trời)
Có bầu có bạn, can chi tủi,
Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
(Muốn làm thằng Cuội)
Đặc biệt, trong bài Nhớ mộng, chỉ với tám câu thơ mà từ “mộng” đã được lặp lại đến sáu lần: “giấc mộng”, “mộng mà chơi”, “không bằng mộng”, “tiếc mộng”, “người trong mộng”, “mộng cũ”. Như vậy, có thể thấy trong các dạng điệp ngữ (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp) thì Tản Đà thường sử dụng điệp ngữ cách quãng.
Từ một số dẫn chứng trên, có thể thấy rằng Tản Đà sử dụng phép điệp là có chủ đích, khi thì để khẳng định tính chân thật của việc mình lên hầu Trời qua từ“Thật”, có lúc diễn ta nỗi nhớ mộng quay quắt với sáu từ mộng, hay điệp cụm “nào những ai” chín lần đểbình đẳng mọi kiếp người, để chứng minh “đời
trong tổng số bài thơ, diễn tả nỗi nhớ như một sự ám ảnh của khách đa tình. Phép điệp vì vậy mà có một giá trị nhất định trong việc thể hiện mộng trong
thơ Tản Đà.