Thơ viết về mộng của Tản Đà đa dạng về thể

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 111 - 118)

Trần Đình Hượu trong bài Tản Đà Nguyễn Khc Hiếu nhận định rằng:

Tản Đà sáng tác đủ lối – nhiều thể loại – làm cho thơ ca ông đủ các giọng,

các điệu, câu thơ hầu như đủ loại dài ngắn rất khác nhau” [7; tr. 574]. Thật vậy, Tản Đà đã huy động rất nhiều thể loại có trong truyền thống văn học dân tộc và có thể thấy là ở từng thể loại, ông đều đạt đến trình độ nghệ thuật cao.

Việc sáng tác bằng nhiều thể loại vào thời điểm này còn có Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), ông sáng tác thơ, tiểu thuyết, viết kịch và cả dịch thuật. Về thơ, Trần Tuấn Khải cho ra đời 9 tập, mà chỉ riêng trong hai tập Duyên n phù sinhông đã sử dụng 5 thể để sáng tác gồm: thất ngôn bát cú, song thất lục, thơ

bảy chữ, thơ tự do, thất ngôn tứ tuyệt. Trong cuốn Tản Đà toàn tập, tập 1, Nguyễn Khắc Xương đã tập hợp tất cảthơ Tản Đà và sắp xếp dựa vào thể loại, bao gồm các thể sau: tứ tuyệt – yết hậu (23 bài), bát cú (94 bài), trường thiên (18 bài), lục bát (49 bài), song thất (20 bài), hát nói (19 bài), tứ lục (6 bài), thơ

tự do (16 bài), dân ca (20 bài), phong dao (51 bài, mỗi bài gồm 2 câu lục bát), chèo tuồng (2 bài), thù tiếp (8 bài), giáo khoa (2 bài).

Tản Ðà đã quan niệm khá mới mẻ về thể loại, trong buổi nói chuyện với

Lưu Trọng Lư, ông cho rằng: “Thơ là như gạo và nhân. Cái thể thơ là như lá

bọc ngoài. Bánh muốn ra hình gì cũng tùy cái khuôn lá bên ngoài. Nếu nó dài thì ra bánh tét của các ông và nếu nó vuông thì nó là cái bánh chưng bốn góc của ngoài chúng tôi.” [7; tr. 46]. Ông cũng là người thể hiện đầy đủ và thành

công phương hướng giải quyết của thời đại, chính Tản Đà đã tuyên bố:

Đờn là đờn,

Thơ là thơ.

Thơ thời có chữ, đờn có tơ.

Nếu không phá cách vứt điệu luật, Khó cho thiên hạđến bao giờ?

(Thơ mới)

Về vấn đề thể loại trong văn thơ Tản Đà nói chung và văn thơ viết về

mộng của Tản Đà nói riêng thì có thể nói cho đến nay, chưa nhà thơ nào vận dụng được đầy đủ các hình thức thơ ca dân tộc như Tản Đà. Chỉ tính riêng các

bài thơ có liên quan đến mộng thì đã đa dạng về thểnhư: thất ngôn trường thiên,

trường đoản cú, lục bát, hát nói. Các thể này có ý nghĩa làm khung nền cho những giấc mộng trong thơ ông, và ngược lại, chính vì muốn viết về mộng nên Tản Đà đã lựa chọn những thể ấy, hoặc giữ nguyên, hoặc biến thể cho thích hợp với dụng ý của mình, có khi ông còn sáng tạo thể mới để tự do nói mộng, tựdo mơ mộng.

Trong bài thơ tiêu biểu về giấc mộng thoát ly của mình là Hu Tri, Tản

Đà đã sử dụng thể thất ngôn trường thiên, một thể thơ gồm bảy chữ kéo dài

hàng trăm câu. Cần phân biệt rõ thể này với thơ bài luật của thơ Đường luật, thơ bài luật là “một dạng kéo dài của thơ Đường luật, trong đó sựđối ngẫu có trong sáu câu trở lên, cả bài gồm mười câu trở lên, theo tập quán, thường lấy số vẫn câu chẵn chục.” [8; tr. 311]. Với thểthơ không hạn định sốcâu như thể

thất ngôn trường thiên, giấc mộng thoát ly của Tản Đà dường như được kéo

giãn đến mức tuyệt đối qua 120 câu thơ:

Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên –sướng lạ lùng.

[…]

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi. Một năm ba trăm sáu mươi đêm, Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

Mấy mươi năm đầu thế kỷ XX, thơ Đường không còn đủ sức độc tôn

trên thi đàn, các nhà thơ muốn tìm một hình thức mới cho thi ca nhưng quá

trình ấy không mấy dễ dàng. Tản Đà đã giải quyết vấn đề này bằng việc cách Việt hóa thơ Đường luật, kế tục Trần Tế Xương và HồXuân Hương mang đến những thi phẩm “bình cũ rượu mới” với cách ngắt nhịp phóng khoáng trong thể thơ thất ngôn bát cú. Trong ba dạng của thơ Đường (thơ bát cú, thơ tuyệt cú,

thơ bài luật) thì thất ngôn bát cú là dạng cơ bản nhất, từ thể này có thể suy ra hai thể còn lại về niêm luật. Thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3 hay 2/2/3, khi viết vềtính đa tình của mình trong giấc mộng yêu đương, Tản Đà lại có lúc ngắt nhịp 2/5 ở hai câu sau tạo thành cặp tiểu đối:

Xa cách / ngoại trăm nghìn dặm đất Uớc ao / trong sáu bảy năm trời.

(Cái giống yêu hoa)

Hát nói là một thể thông dụng trong ca trù, thường được các văn nhân dùng làm thơ. Thể hát nói là lối hát của ảđào, câu thơ ngắn dài không hạn định, nhạc điệu uyển chuyển. “Đây là thể thơ cột trụ của hát ca trù, đặc biệt thịnh hành vào thế kỷ XIX. Xét về mặt văn học, hát nói là một thể thơ cách luật. Bố

cục một bài thơ hát nói đầy đủ gồm mười một câu chia làm ba khổ” [8; tr. 143].

Kiếp sau xin chớlàm người

Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay Tuyệt mù bể nước non mây

Bụi hồng trông thẳm như ngày chưa xa

Thể trường đoản cú là thể thơ do Tản Đà sáng tạo ra. Trong khi các nhà

thơ đương thời làm từ khúc đều dựa theo điệu của Trung Quốc thì Tản Đà tự đặt ra một thể với những câu dài ngắn khác nhau không theo khuôn phép nào cả. Thể này phát huy tác dụng triệt để trong việc diễn tả nỗi niềm của Tây Thi trong Gic mng con II:

Non xanh xanh.

Nước xanh xanh,

Nước non như vẽ bức tranh tình Non nước tan tành,

Giọt lụy tràn năm canh!

Đêm năm canh,

Lụy năm canh,

Nỗi niềm non nước,

Đốai quên cho đành?

Bên cạnh đó, Tản Đà vận dụng thể lục bát khá nhiều, Văn Tâm từng nhận

định rằng: “Khoảng hơn một nửa thi ca của ông làm theo những thể loại dân tộc: lục bát, song thất lục bát và những làn điệu dân ca.” [22; tr. 411], thậm

chí trong các bài thơ dịch, Tản Đà cũng thường dịch theo thể lục bát – một thể thơ dân tộc. Chẳng hạn như bài Khuê oán của Vương Xương Linh được ông dịch lại như sau:

Trẻ trung nàng biết đâu sầu

Buồng xuân trang điểm lên lầu ngắm gương

“Phong hầu” nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!

(Nhớ chồng)

Một đặc điểm nổi bật của thơ lục bát là có dung lượng rất linh hoạt, từ

một câu cho đến vài ngàn câu như trong truyện thơ hạ kỳtrung đại (Tống Trân

– Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn…). Trước Tản Đà, Nguyễn Du đã nâng

tầm thể thơ này lên mức điêu luyện với tinh hoa Truyn Kiu. So với Nguyễn Khuyến, Tú Xương, thơ lục bát của Tản Đà về số lượng có phần nhỉnh hơn.

Trong Nói chuyn vi bóng thì nhà thơ núi Tản sông Đà đã tự phân thân mình thành hai nhân vật là “ta” và “bóng” để dễ dàng phơi trải nỗi lòng. Cuộc đời gian truân, rốt cuộc rồi chỉcó “bóng” là người bạn chung thủy của “ta”:

Còn ta, bóng nỡnào đi? Ta đi, bóng có ở chi cõi trần?

Tin nhau đã vẹn muôn phần

Cũng xin giãi hết xa gần cùng nhau.

Bóng nghe, bóng cũng gật đầu.

(Nói chuyện với bóng)

Thơ lục bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mởđầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ. Điều đặc biệt trong những bài thơ viết về mộng của mình, Tản Đà là có đôi lần ông kết thúc một bài thơ lục bát bằng câu lục (không phải câu bát như những bài lục bát thường thấy trong ca dao và truyện trung

đại):

Ai về nhắn bác Nguyễn Tuân

Là người cho đóm cho nem.

(Nhắn người trong Thanh)

Sông kia núi nọ hợp đồng Sao cho nên vợ nên chồng hỡi em!

Kẻo còn tưởng sớm mưa đêm.

(Phong dao)

Tin nhau đã vẹn muôn phần

Cũng xin giãi hết xa gần cùng nhau” Bóng nghe, bóng cũng gật đầu.

(Nói chuyện với bóng)

Hang lan thanh vắng một mình, Mấy lời ỳọp thảo trình tương tri.

Cánh bèo mặt nước đưa đi.

(Ếch mà)

Như vậy, Tản Đà sáng tác thơ Đường bằng chữ quốc ngữ, dịch thơ Đường bằng thể lục bát, cũng chính vì vậy mà Xuân Diệu cho rằng: “Thơ Tản

Đà xuống tới những lớp dưới của xã hội, đi đến mọi hạng người” [7; tr. 229]. Trong quá trình tìm hiểu các thể loại mà thi sĩ núi Tản sông Đà đã sử dụng để làm thơ nói về mộng, chúng tôi nhận ra ông luôn đặt tiêu chí tự do lên hàng

đầu, nghĩa là thể thơ ấy phải không hạn định về sốlượng câu. Điều đó lý giải vì sao khi viết về mộng, Tản Đà đã dùng thể lục bát, trường đoản cú, hát nói,

tôi đã nói ởchương 2. Ngược lại, cũng chính vì đặc tính lãng mạn của mình mà cõi mộng của Tản Đà đã góp phần đáng kể trong việc kéo giãn các thểthơ.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 111 - 118)