Thời gian hiện tại

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 149 - 153)

Thời gian ở hiện tại thì đa dạng hơn và cần xác định thời điểm sáng tác lẫn các dấu hiệu từ câu chữ trong tác phẩm đểxác định. Trong tác phẩm nghệ

riêng trong thơ Tản Đà nói chung và hơn một nửa thơ về mộng nói riêng thì thời gian thông thường sẽ từ hiện tại, trở về quá khứ và rồi hướng đến tương lai. Do đó mà kiểu thời gian hiện tại chiếm ưu thế trong ba chiều thời gian với 59 lần, nhiều hơn thời gian quá khứ 18 lần, thời gian tương lai 16 lần. Mộng

tưởng của Tản Đà, nếu ở thời gian quá khứ là sự hồi tưởng, thời gian tương lai

là những mơ ước thì thời gian hiện tại là việc ông sống trong cõi mơ, sống mơ mơ màng màng ở thực tại.

Thời gian hiện tại đối lập với quá khứ vàng son, tạo nên một nỗi cô đơn, chán chường, Tản Đà vẽ nên khung cảnh thực tại lạc lõng, một cuộc sống đầy nỗi ngán ngẩm với cảnh nghèo “Hai chục năm dư cảnh khốn cùng.” (Tin ông Công lên tri). Vì nghèo mà hôn nhân dang dở, sự nghiệp lận đận. Nghèo đã “khốn cùng” lắm rồi, “ngán” lắm rồi, ấy vậy mà Trời giao cho trọng trách lớn lao quá, mái tóc ngày một bạc thêm, tuổi già ngày càng đến gần mà sự nghiệp vẫn “hút mắt”, một thực tại thật đáng buồn. Và cũng chính những lúc ấy ông

đã giải tỏa nỗi niềm bằng cách nói chuyện với cái bóng của mình và với hình

ảnh của bản thân:

Người đâu? Cũng giống đa tình,

Ngỡ là ai, lại là mình với ta. Mình với ta dẫu hai như một, Ta với mình, tuy một mà hai?

Năm nay mình mới ra đời,

Mà ta ra trước đã ngoài đôi mươi.

(Nói chuyện với ảnh)

Ngọn đèn khêu tỏ, đôi ta cùng ngồi. Ngồi đây ta nói sựđời

Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe

(Nói chuyện với bóng)

Có thể thấy rằng, ngày từnhan đểbài thơ đã cho thấy mộng, một thế giới mộng tưởng ngay ở thực tại của nhà thơ núi Tản sông Đà, một thế giới mà chiếc bóng hay cái ảnh có tâm tính, biết lắng nghe. Hay như việc trong đêm thu thấy buồn quá, ông mộng được lên cung Trăng, bầu bạn với chị Hằng cũng là một giấc mộng ở thời gian hiện tại, có lẽ chỉ có khi thả hồn mình lên cung Quế, Tản

Đà mới thấy một chữ“vui” mà tạm quên đi cảnh đời “đáng chán”:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần giới em nay chán nửa rồi. Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

(Muốn làm thằng Cuội)

Cũng vì chán đời, Tản Đà mộng, mộng ngay trong thực tại, mộng ngay khi mở mắt. Để rồi khi nhận ra bản thân đã chìm trong mộng những mười năm, nhưng cũng như Lưu Nguyễn tiếc nhớ cõi Thiên Thai, khi tỉnh dậy, ông tiếc cái mộng ấy, ông không muốn tỉnh dậy. Ông từ chối việc sống ởđời thực, phủ nhận thời gian hiện thực. Ta dễ nhận ra sự bàng hoàng xen lẫn tiếc nuối của Tản Đà

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi. Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời

(Nhớ mộng)

Tản Đà là nhà thơ đầu tiên “đem văn chương ra bán phố phường”, thế nhưng sống bằng cái nghiệp ấy cũng thiếu trước hụt sau, vậy nên ông ngán nỗi sựđời, “nguyên lúc canh ba nằm một mình”, ông mơ ước được lên hầu Trời để

giải bày cho Trời nghe, nghe để hiểu cuộc sống hiện tại của một vị“trích tiên”

khổ sởnhư thế nào:

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực rất khó. Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.

(Hầu Trời)

Song, Tản Đà vẫn là con người thực tại, dẫu có chán nó nhưng vẫn phải

đối mặt với nó, có trách nhiệm với nó. Đó là lý do vì sao, ông tự nhận mình

được Trời giao phó một trọng trách thiêng liêng:

Trời rằng: “Không phải là Trời đày.

Trời định sai con một việc này

Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay.”

(Hầu Trời)

Về cõi mộng ở thời gian hiện tại của Tản Đà, chúng tôi nhận thấy đôi khi “Trong giấc mộng ấy, liền đứt mê man, ly hợp không thường, không thể tính rõ số ngày tháng” (Tản đà văn tập). Nhưng cũng có khi ông nhớ rõ thời khắc

mình đi vào trong những giấc mộng, như trong bài Hu Tri, giấc mộng lên trời bắt đầu và kết thúc gọn ghẽ chỉ trong một đêm, từ “Nguyên lúc canh ba nằm một mình,”đến khi “Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy”.

Như vậy, thời gian hiện tại trong thơ văn Tản Đà không dừng lại ở

khoảnh khắc tâm sự mà còn là dụng ý nghệ thuật của người nghệ sỹ. Những lần hiếm hoi phải sống với hiện tại, ông nhìn vào nó, và chán ngán vô cùng, thời gian hiện tại chính là lúc ông ý thức được tình hình đất nước và cái cảnh nghèo, cảnh già mà chưa lập được nghiệp lớn. Thế là ông mộng, vậy nên mới

có người nói Tản Đà là “người mộng trong cõi thực”.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)