Thời gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 144)

Sự vật và hiện tượng luôn tồn tại trong không gian và thời gian. Thời

gian là thước đo, là yếu tố khẳng định tính xác định của sự vật. Mỗi thời gian

đều có độdài và hướng vận động nhất định; thông thường thời gian có ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Đó là thời gian tự nhiên, thời gian vật lý, và khi thời gian mang tính chủquan, mang ý đồ nghệ thuật thì sẽ trở thành thời gian

nghệ thuật. Nói cách khác, thời gian nghệ thuật là một: “Hình thức nội tại của

hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [11; tr. 323], do đó, thời gian trong tác phẩm văn học mang đậm tính chủ quan. Nó hoàn toàn có thể tự

tái tạo (không vận động tuyến tính như thời gian tự nhiên), kéo giãn ra hàng vạn năm hoặc thu hẹp lại chỉ trong một khoảnh khắc tùy theo ý đồ, sự sáng tạo

và đặc điểm tư duy của tác giả. Vì vậy, có thể nói: “thời gian nghệ thuật thể

hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới” [11; tr. 323] như việc con

người ta cảm nhận thời gian từ những biến đổi trong tựnhiên: sáng, trưa, chiều, tối; những chặng đường phát triển trong đời người: lúc mới sinh, khi lớn lên và lúc chết đi; những thay đổi trong đời sống chính trị: trước và sau cách mạng

v.v…Thời gian nghệ thuật góp phần tạo thành thế giới nghệ thuật độc đáo cho

mỗi tác giả và rộng hơn là cả một giai đoạn văn học.

Theo Trần Đình Sử thì cấu trúc của thời gian nghệ thuật có hai lớp: thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, giữa hai lớp này có những mối

tương quan nhất định. Thời gian trần thuật bao gồm nhiều kiểu thời gian khác nhau: thời gian nhân vật, thời gian tâm lý, thời gian tập thể, thời gian lịch sử, thời gian sự kiện. Trong thời gian sự kiện có thời gian gấp khúc và cần lưu ý đến nhịp điệu thời gian của tác phẩm (tức khoảng cách giữa các sự kiện). Thời gian nghệ thuật còn có các chiều và thường được quy ước là: quá khứ, hiện tại,

tương lai.

Bảng 3.3

Thống kê số lần xuất hiện ba chiều thời gian trong ba kiểu giấc mộng ởthơ Tản

Đà Loại giấc mộng Số lần xuất hiện thời gian quá khứ Số lần xuất hiện thời gian hiện tại Số lần xuất hiện thời gian tương lai

Mộng thoát ly 8 14 7 Mộng yêu đương 19 16 12 Mộng tư tưởng 14 29 20 Tổng số lần chiều thời gian xuất hiện trong 3 loại mộng 41 59 39 3.4.1 Thi gian quá kh

Quá khứ là thời gian hồi tưởng, loại thời gian này xuất hiện 8 lần ở mộng thoát ly, 19 lần ở mộng yêu đương và 14 lần ở mộng vềtư tưởng trong thơ Tản

Đà. Như vậy, ta có thể thấy rằng thi sĩ núi Tản sông Đà dành thời gian ở quá khứ, phần nhiều là cho giấc mộng yêu đương, cho những nỗi nhớ, đó có thể là nỗi nhớđến “người trong mộng”, nhớ bằng hữu, hoặc nhớ cả những người tình

“không quen biết” hay nhớ về quá khứ của chính mình:

Mình ơi có nhớta chăng?

Nhớmình đứng tựa bóng trăng ta sầu.

(Phong dao)

Nhớ ai truyện thú trò cười,

Nhớ ai reo, khóc, sầu, tươi bấy chầy.

(Nhớ ai)

Nhớ ai ta những lòng man mác Ta nhớ mà ai có nhớ ta!

(Cảnh đêm nhà ẩn sĩ)

Cười trăng bóng xếthương hoa thu tàn.

(Ôm cầm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mình ơi ta nhớ mà mình quên ta! Không quen biết cũng như quen biết

(Thư trách người tình nhân không quen biết)

Xuân xưa nhớlúc ta lên năm

Vỡ lòng đi học phố thành Nam

(Ngày xuân nhớ xuân)

Trong 14 lần xuất hiện thời gian quá khứở giấc mộng “kinh bang tế thế”,

Tản Đà chủ yếu hồi tưởng lại quá khứ hào hùng của dân tộc với niềm tự hào xen lẫn tiếc nuối. Đó là một khoảng thời gian dân tộc ta chứng kiến sự xuất hiện của những vị anh hùng xuất chúng như Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Đinh Công Tráng…Bằng tất cả sự tài ba và tấm lòng yêu nước mãnh liệt, họđã lập nên những chiến công và góp sức trong công cuộc bảo vệ

chủ quyền đất nước. Tản Đà, trước tình cảnh đáng buồn của dân tộc, ông đã tái

hiện lại lịch sử và không ít lần nhớ tiếc về một thời đại vàng son của dân tộc, một quá khứđã trôi đi rất xa:

Đinh Tiên Hoàng, Đinh Tiên Hoàng.

Tiên Hoàng cai thần Lá cờ lau,

Thống thần dân.

Liều gan cố chết bấy nhiêu phen Các vịtướng thần ai bậc nhất? Ông Nguyễn Cảnh Dị, bố là Chân

Cùng ông Đặng Dung, bố là Tất.

(Đời Hậu Trần)

Đốt hương xem chuyện nước mình Chuyện Đinh Công Tráng, Ba Đình ngày xưa

Thuận kinh đã đổi ngọn cờ

Nước non xoay chuyển bây giờ là ai?

(Ba Đình ký)

Về văn xuôi, hầu hết thời gian trong Gic mng ln là thời gian hồi

tưởng của “ba mươi sáu năm Nguyễn Khắc Hiếu”. Tất cả những sự kiện diễn ra trong tác phẩm đều được tác giả xác định thời gian rất rõ ràng và khoảng cách khá liền mạch: “Năm mình lên năm tuổi, tức năm Thành Thái thứnăm, ở Nam Định học vỡ lòng chữ Hán.”, “Năm lên bảy lên tám thì về quê nhà ở Sơn

Tây”, “Năm mười bốn, ông anh bổ về làm giáo thụ phủ Quảng Oai (thuộc Sơn

Tây), mình theo về để học.”, “Năm mười chín lại theo ông anh về tu thư Hà

Nội”, “Đến năm Canh Thân là năm 32 tuổi, mới theo một nhà tư bản vào chơi đất Trung kỳ.”, “Năm 33 tuổi, tức là năm 1921 mới ra làm chủ bút Hữu Thanh diễn thuyết ở nhà Hội Trí Tri”. Việc sử dụng thời gian hồi tưởng có ý nghĩa kéo

dài giấc mộng của Tản Đà.

Trần Đình Sử cho rằng: “Có nhiều hình thức hồi tưởng, nhưng không

phải lúc nào trong văn học cũng có thời gian hồi tưởng, như trong cổtích, như

Quốc…đều không có thời gian hồi tưởng.” [21; tr. 45]. Chiều thời gian này chỉ

có từ khi ý thức ở bên trong của con người xuất hiện, và cũng phải từ chủnghĩa

hiện thực phê phán trở về sau thì thời gian hồi tưởng mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Vậy nên trong văn học trung đại, thời gian quá khứ rất hiếm hoi vì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lúc này người ta quan niệm thời gian vận động theo chu kỳ của đất trời. Đó là

thời gian tuần hoàn, thời gian xoay vòng, lặp đi lặp lại không kết thúc:

Xuân đi muôn vạn hoa tàn

Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa Việc đời thế sự đi qua

Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương

Chờ cho xuân hết hoa tàn

Đêm qua sân trước nở vàng cành mai

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư, bản dịch của Tản Đà) Như vậy, với tác dụng kéo dài dung lượng tác phẩm bằng cách gợi lại những gì đã qua , thời gian quá khứ là nền tảng cho những giấc mộng của Tản

Đà. Một quá khứ hào hùng của dân tộc khiến ông tự hào và tiếc nuối, từđó nhìn

lại thực tại đáng buồn của dân tộc mà khởi nên cái mộng cải cách xã hội qua

thơ văn; những mối tình tan vỡ trong quá khứ hình thành nên những giấc mộng

yêu đương. Do đó, thời gian quá khứ là một chiều thời gian có ảnh hưởng không nhỏđến mộng trong thơ văn Tản Đà.

3.4.2 Thi gian hin ti

Thời gian ở hiện tại thì đa dạng hơn và cần xác định thời điểm sáng tác lẫn các dấu hiệu từ câu chữ trong tác phẩm đểxác định. Trong tác phẩm nghệ

riêng trong thơ Tản Đà nói chung và hơn một nửa thơ về mộng nói riêng thì thời gian thông thường sẽ từ hiện tại, trở về quá khứ và rồi hướng đến tương lai. Do đó mà kiểu thời gian hiện tại chiếm ưu thế trong ba chiều thời gian với 59 lần, nhiều hơn thời gian quá khứ 18 lần, thời gian tương lai 16 lần. Mộng

tưởng của Tản Đà, nếu ở thời gian quá khứ là sự hồi tưởng, thời gian tương lai

là những mơ ước thì thời gian hiện tại là việc ông sống trong cõi mơ, sống mơ mơ màng màng ở thực tại.

Thời gian hiện tại đối lập với quá khứ vàng son, tạo nên một nỗi cô đơn, chán chường, Tản Đà vẽ nên khung cảnh thực tại lạc lõng, một cuộc sống đầy nỗi ngán ngẩm với cảnh nghèo “Hai chục năm dư cảnh khốn cùng.” (Tin ông Công lên tri). Vì nghèo mà hôn nhân dang dở, sự nghiệp lận đận. Nghèo đã “khốn cùng” lắm rồi, “ngán” lắm rồi, ấy vậy mà Trời giao cho trọng trách lớn lao quá, mái tóc ngày một bạc thêm, tuổi già ngày càng đến gần mà sự nghiệp vẫn “hút mắt”, một thực tại thật đáng buồn. Và cũng chính những lúc ấy ông

đã giải tỏa nỗi niềm bằng cách nói chuyện với cái bóng của mình và với hình

ảnh của bản thân:

Người đâu? Cũng giống đa tình,

Ngỡ là ai, lại là mình với ta. Mình với ta dẫu hai như một, Ta với mình, tuy một mà hai?

Năm nay mình mới ra đời,

Mà ta ra trước đã ngoài đôi mươi.

(Nói chuyện với ảnh)

Ngọn đèn khêu tỏ, đôi ta cùng ngồi. Ngồi đây ta nói sựđời

Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe

(Nói chuyện với bóng)

Có thể thấy rằng, ngày từnhan đểbài thơ đã cho thấy mộng, một thế giới mộng tưởng ngay ở thực tại của nhà thơ núi Tản sông Đà, một thế giới mà chiếc bóng hay cái ảnh có tâm tính, biết lắng nghe. Hay như việc trong đêm thu thấy buồn quá, ông mộng được lên cung Trăng, bầu bạn với chị Hằng cũng là một giấc mộng ở thời gian hiện tại, có lẽ chỉ có khi thả hồn mình lên cung Quế, Tản

Đà mới thấy một chữ“vui” mà tạm quên đi cảnh đời “đáng chán”: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần giới em nay chán nửa rồi. Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

(Muốn làm thằng Cuội)

Cũng vì chán đời, Tản Đà mộng, mộng ngay trong thực tại, mộng ngay khi mở mắt. Để rồi khi nhận ra bản thân đã chìm trong mộng những mười năm, nhưng cũng như Lưu Nguyễn tiếc nhớ cõi Thiên Thai, khi tỉnh dậy, ông tiếc cái mộng ấy, ông không muốn tỉnh dậy. Ông từ chối việc sống ởđời thực, phủ nhận thời gian hiện thực. Ta dễ nhận ra sự bàng hoàng xen lẫn tiếc nuối của Tản Đà

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi. Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời

(Nhớ mộng)

Tản Đà là nhà thơ đầu tiên “đem văn chương ra bán phố phường”, thế nhưng sống bằng cái nghiệp ấy cũng thiếu trước hụt sau, vậy nên ông ngán nỗi sựđời, “nguyên lúc canh ba nằm một mình”, ông mơ ước được lên hầu Trời để

giải bày cho Trời nghe, nghe để hiểu cuộc sống hiện tại của một vị“trích tiên”

khổ sởnhư thế nào:

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực rất khó. Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.

(Hầu Trời)

Song, Tản Đà vẫn là con người thực tại, dẫu có chán nó nhưng vẫn phải

đối mặt với nó, có trách nhiệm với nó. Đó là lý do vì sao, ông tự nhận mình

được Trời giao phó một trọng trách thiêng liêng:

Trời rằng: “Không phải là Trời đày.

Trời định sai con một việc này

Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay.”

(Hầu Trời)

Về cõi mộng ở thời gian hiện tại của Tản Đà, chúng tôi nhận thấy đôi khi “Trong giấc mộng ấy, liền đứt mê man, ly hợp không thường, không thể tính rõ số ngày tháng” (Tản đà văn tập). Nhưng cũng có khi ông nhớ rõ thời khắc

mình đi vào trong những giấc mộng, như trong bài Hu Tri, giấc mộng lên trời bắt đầu và kết thúc gọn ghẽ chỉ trong một đêm, từ “Nguyên lúc canh ba nằm một mình,”đến khi “Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy”.

Như vậy, thời gian hiện tại trong thơ văn Tản Đà không dừng lại ở

khoảnh khắc tâm sự mà còn là dụng ý nghệ thuật của người nghệ sỹ. Những lần hiếm hoi phải sống với hiện tại, ông nhìn vào nó, và chán ngán vô cùng, thời gian hiện tại chính là lúc ông ý thức được tình hình đất nước và cái cảnh nghèo, cảnh già mà chưa lập được nghiệp lớn. Thế là ông mộng, vậy nên mới

có người nói Tản Đà là “người mộng trong cõi thực”.

3.4.3 Thời gian tương lai

Thời gian ở tương lai gắn liền với các viễn cảnh, có khi được thể hiện bằng ước mơ hoặc những dự cảm về tương lai của tác giả, kiểu thời gian này xuất hiện nhiều nhất ởthơ Tản Đà trong giấc mộng “kinh bang tế thế”, với 20 lần. Tuy xuất hiện ít hơn thời gian quá khứ và thời gian hiện tại nhưng thời gian

tương lai là một phần không thể thiếu trong thế giới mộng của nhà thơ núi Tản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sông Đà, tương lai chính là nơi ông thể hiện rõ nhất những mộng ước.

Từ quá khứ vàng son đến hiện thực “đáng chán”, cậu ấm Hiếu ngời ngời hoài bão ngày nào nay đã nhiều lần không còn tin vào khả năng của bản thân và tiềm năng phát triển của đất nước, ấm Hiếu mong mình không phải làm

người nữa trong tương lai xa nhất, ở kiếp sau:

Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay

(Hơn nhau một chén rượu mời)

Song, Tản Đà chán đời nhưng không bỏ đời, ông vẫn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Đứng trước mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng, thơ văn Tản Đà, xét về mặt tổng thể gần như đã có ý đi theo kiểu thời gian chu kỳ trong văn học trung đại, với niềm tin mọi sự vật/hiện tượng sau khi trải qua những nốt nhạc trầm buồn rồi sẽ quay trở vềgiai đoạn thăng hoa trong quá khứ. Tản Đà đã có những dự cảm, những nỗi lo cho vận mệnh đất nước:

Non sông đứng ngắm lệnhường vơi

Việc nhà chung cảai ai đó

Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

(Địa đồ rách thứtư)

Ngày xuân thêm tuổi càng cao

Non xanh nước biết càng ngao ngán lòng

(Xuân tứ)

Tương lai còn là thời gian cho những lời hứa, lời thề hẹn:

Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước không nguôi lời thề

(Thề non nước)

Hai chữThiên lương thằng Hiếu nhớ

Dám xin không phụ Trời trông mong.

Thời gian tương lai có những dự cảm thì cũng có những ước mơ. Trong

Gic mng con II, anh thư ký Nguyễn Khắc Hiếu (tên nhân vật) sau cuộc đi chơi chợ Trời đã thầm nghĩ rằng: “cái tư tưởng đại đồng ở hạ giới mà có ngày

được thực hiện như thếchăng, thời thật là hạnh phúc cho nhân loại biết bao!

bởi vì “Đã đại đồng thời cũng có lẽ hòa bình”, mà đã hòa bình thì dân tộc ta sẽ

không còn chịu cảnh đô hộ của bất cứ nước nào cả, có giữ vững chủ quyền thì mới phát triển được.

Như vậy, với thời gian trong tương lai, thời gian của những gì chưa xảy

đến, tâm hồn bay bổng nhiều mộng ước của Tản Đà có cơ hội được tự do mơ tưởng. Cũng có những dự cảm không hay, có những niềm tin về một ngày mai

tươi sáng hơn của đất nước, có cả những lời hứa. Riêng về thơ, thơ Tản Đà đã

thoát khỏi thi pháp trung đại phần nào ở quan niệm thời gian, thời gian trong

thơ Tản Đà được chia thành quá khứ - hiện tại – tương lai chứ không còn là thời gian chu kỳthường thấy ởvăn học trung đại. Tản Đà có một cách diễn đạt về thời gian khá độc đáo và xuất hiện với tần suất khá nhiều, mà ông mộng thì

cũng hết cả các chiều thời gian. Và sự phóng túng trong tư tưởng và tính cách của Tản Đà đã đem lại một cách cảm nhận và thể hiện riêng về không gian và thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết

Về những phương thức thể hiện mộng trong thơ văn tản đà, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về những phương thức mà ông đã sử dụng cho cả thơ và văn, đó là: thể loại, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ. Có thể

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 144)