Thời gian tương lai

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 153 - 164)

Thời gian ở tương lai gắn liền với các viễn cảnh, có khi được thể hiện bằng ước mơ hoặc những dự cảm về tương lai của tác giả, kiểu thời gian này xuất hiện nhiều nhất ởthơ Tản Đà trong giấc mộng “kinh bang tế thế”, với 20 lần. Tuy xuất hiện ít hơn thời gian quá khứ và thời gian hiện tại nhưng thời gian

tương lai là một phần không thể thiếu trong thế giới mộng của nhà thơ núi Tản

sông Đà, tương lai chính là nơi ông thể hiện rõ nhất những mộng ước.

Từ quá khứ vàng son đến hiện thực “đáng chán”, cậu ấm Hiếu ngời ngời hoài bão ngày nào nay đã nhiều lần không còn tin vào khả năng của bản thân và tiềm năng phát triển của đất nước, ấm Hiếu mong mình không phải làm

người nữa trong tương lai xa nhất, ở kiếp sau:

Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay

(Hơn nhau một chén rượu mời)

Song, Tản Đà chán đời nhưng không bỏ đời, ông vẫn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Đứng trước mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng, thơ văn Tản Đà, xét về mặt tổng thể gần như đã có ý đi theo kiểu thời gian chu kỳ trong văn học trung đại, với niềm tin mọi sự vật/hiện tượng sau khi trải qua những nốt nhạc trầm buồn rồi sẽ quay trở vềgiai đoạn thăng hoa trong quá khứ. Tản Đà đã có những dự cảm, những nỗi lo cho vận mệnh đất nước:

Non sông đứng ngắm lệnhường vơi

Việc nhà chung cảai ai đó

Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

(Địa đồ rách thứtư)

Ngày xuân thêm tuổi càng cao

Non xanh nước biết càng ngao ngán lòng

(Xuân tứ)

Tương lai còn là thời gian cho những lời hứa, lời thề hẹn:

Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước không nguôi lời thề

(Thề non nước)

Hai chữThiên lương thằng Hiếu nhớ

Dám xin không phụ Trời trông mong.

Thời gian tương lai có những dự cảm thì cũng có những ước mơ. Trong

Gic mng con II, anh thư ký Nguyễn Khắc Hiếu (tên nhân vật) sau cuộc đi chơi chợ Trời đã thầm nghĩ rằng: “cái tư tưởng đại đồng ở hạ giới mà có ngày

được thực hiện như thếchăng, thời thật là hạnh phúc cho nhân loại biết bao!

bởi vì “Đã đại đồng thời cũng có lẽ hòa bình”, mà đã hòa bình thì dân tộc ta sẽ

không còn chịu cảnh đô hộ của bất cứ nước nào cả, có giữ vững chủ quyền thì mới phát triển được.

Như vậy, với thời gian trong tương lai, thời gian của những gì chưa xảy

đến, tâm hồn bay bổng nhiều mộng ước của Tản Đà có cơ hội được tự do mơ tưởng. Cũng có những dự cảm không hay, có những niềm tin về một ngày mai

tươi sáng hơn của đất nước, có cả những lời hứa. Riêng về thơ, thơ Tản Đà đã

thoát khỏi thi pháp trung đại phần nào ở quan niệm thời gian, thời gian trong

thơ Tản Đà được chia thành quá khứ - hiện tại – tương lai chứ không còn là thời gian chu kỳthường thấy ởvăn học trung đại. Tản Đà có một cách diễn đạt về thời gian khá độc đáo và xuất hiện với tần suất khá nhiều, mà ông mộng thì

cũng hết cả các chiều thời gian. Và sự phóng túng trong tư tưởng và tính cách của Tản Đà đã đem lại một cách cảm nhận và thể hiện riêng về không gian và thời gian.

Tiểu kết

Về những phương thức thể hiện mộng trong thơ văn tản đà, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về những phương thức mà ông đã sử dụng cho cả thơ và văn, đó là: thể loại, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ. Có thể đúc kết lại rằng thơ về mộng của Tản Đà rất đa dạng về thể và ở từng thểthơ, ông đều sử dụng rất thành thạo. Ở mảng văn xuôi về mộng nói riêng và trong

văn xuôi nói chung, có thể nói, cống hiến quan trọng của Tản Đà là sự cách tân các thể loại đã có (ký, tiểu thuyết) và đặt nền móng cho các thể loại văn xuôi

mới (tự truyện, truyện viễn tưởng, truyện đối thoại). Xét về ngôn ngữ, ngôn ngữ trong thơ viết về mộng của Tản Đà sử dụng khá nhiều những biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, phép điệp; bên cạnh đó, văn xuôi của ông là một lối văn giàu nhạc điệu. Không gian nghệ thuật của những giấc mộng trong

thơ văn Tản Đà nổi bật nhất là lớp không gian thiên nhiên và không gian con

người. Từ không gian thiên nhiên Tản Đà còn kéo giãn ra, nâng rộng lên thành

không gian vũ trụ. Ở không gian con người, những nơi ông đã từng đặt chân qua và cả những gì mà tâm tưởng ông có thểđạt đến đều được ông viết lại với một tâm hồn lãng mạn. Bên cạnh đó, thời gian nghệ thuật của những giấc mộng

trong thơ văn Tản Đàcũng tuân theo ba chiều thời gian thường thấy trong văn

học hiện đại: quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian quá khứ với những hồi

tưởng, thời gian hiện tại lạc lõng với những trăn trở, thời gian tương lai gắn liền với các mộng ước. Như vậy, những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà được cụ

KẾT LUẬN

Nguyễn Tuân trong bài viết Tản Đà, một kiếm khách đã nói về sự hiện diện của Tản Đà trên cõi đời này như sau: “Như một giọi mật gấu làm rẽ khối

nước nông tụtrong lòng đĩa mỗi khi rỏ xuống từ một bề cao, đấng tài hoa rớt

vào đám người thường, để cho họ phải lánh xa mình với bao nhiêu là kinh hoảng” [7; tr. 69]. Thời niên thiếu không cha không mẹ, tình yêu tan vỡ, công danh trắc trở, Tản Đà vẫn giữ cái cá tính đặc biệt, một cái “ngông” rất Tản Đà

mà có lần Ngô Tất Tố nói rằng chẳng ai thắc mắc về nó, người trong nghề đều chấp nhận và xem việc Tản Đà ngông là điều hiển nhiên. Có người “tôn kính vào bậc thầy” và cũng có người “kinh hoảng”, nhưng không ai có thể phủ nhận việc Tản Đà đã tạo nên một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử văn học và

đóng góp đáng kể cho tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Trong hơn năm mươi năm sống trên cõi đời, Tản Đà đã kịp để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm với sốlượng nhiều, thể loại đa dạng, phong phú về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Do đó, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của

Văn Tâm trong Tản Đà khối mâu thun ln, rằng “Tản Đà đáng được chúng ta dành cho một cương vị vẻ vang đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc.” [22; tr. 431].

Ở phương diện nội dung, mộng trong thơ văn Tản Đà là những mộng

tưởng, ước vọng. Ta dễ dàng thấy có một đường dây nối liền cõi mộng trong các tác phẩm văn học từtrung đại đến hiện đại, mà Tản Đà chính là điểm nối ở

giữa; hay nói cách khác, mộng trong thơ văn Tản Đà tiếp biến mộng trong văn

học trung đại và các nhà thơ mới đã tiếp thu mộng của Tản Đà. Mộng trong thơ văn Tản Đà, trong sự tìm hiểu của mình, chúng tôi chia thành ba kiểu mộng: mộng thoát ly, mộng tình yêu và mộng cải cách xã hội. Với giấc mộng thoát ly, Tản Đà nhiều lần cho rằng “nhân sinh như mộng”, mà cái điểm xuất phát của

quan niệm ấy là từ sự chán đời, để rồi ông mộng được lên những cõi vô thực: cung Quế, Bồng Lai. Và từ cuộc đời thực đầy sự “xê dịch”, Tản Đà đã mang

giấc mộng viễn du vào trong văn thơ. Về giấc mộng yêu đương, giấc mộng

được hình thành nên từ việc Tản Đà tự nhận mình là “giống đa tình”, ta cần lưu ý đến bốn mối tình của ông ở cuộc đời thực, đã được ông đưa vào thơ văn.

Những mối tình ấy đều tan vỡ, thếlà thi sĩ núi Tản sông Đà uớc vọng được gặp hồng nhan tri kỷ trong cõi mộng, mội nỗi khát khao cứ bám riết lấy ông trong những đêm trăng quạnh quẽ. Tản Đà cần người tri kỷ, không chỉ để thỏa cái bản tính đa tình của mình, mà còn vì ông cho rằng, tri kỷ sẽ hiểu được cái tư tưởng lớn của ông. Tản Đà chán đời nhưng không bỏ đời, ông mộng làm một

“nhà văn học kiêm triết học ở Đông Dương”, mong muốn được rao giảng, truyền bá “thuyết Thiên lương” mà Trời đã giao phó, và mơ về một “xã hội chủ nghĩa không tưởng”, về thế giới “đại đồng”. Đó một giấc mộng được khởi từ lòng yêu nước, thế nên dù còn nhiều hạn chế vì vốn hiểu biết về chính trị lẫn triết học có phần hạn hẹp của giai cấp tiểu tư sản nhưng giấc mộng “kinh bang

tế thế” kiểu mới của Tản Đà vẫn rất đáng trân trọng. Như vậy, qua những biểu hiện và tính chất của mộng trong thơ văn Tản Đà, ta có thể đưa đến kết luận rằng: mộng trong thơ văn ông là mộng có quy mô, có cơ sở, có sắp xếp, có ý

nghĩa, có đóng góp và rất đa dạng, đặc sắc, chứ không phải là “những chuyện ngông cuồng” hay “cái mộng kỳ quặc” như Phạm Quỳnh đã nhận xét. Và có thể nói, trước hay sau Tản Đà, thật không có bất cứ văn thi sĩ nào có cõi mộng

đặc biệt như thế.

Về những phương thức thể hiện mộng trong thơ văn tản đà, chúng tôi

chủ yếu tìm hiểu về những biện pháp nghệ thuật mà ông đã sử dụng cho cả thơ và văn, đó là: thể loại, ngôn ngữ, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Nói về thể loại, thơ về mộng của Tản Đà rất đa dạng về thể và ở từng thể thơ ông đều đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Có một điều đáng lưu ý là Tản Đà

thường lựa chọn những thể có khả năng co giãn như trường thiên, lục bát, hát

nói để thỏa sức diễn cái mộng của mình mà không bị gò bó trong niêm luật, số

câu. Ở mảng văn xuôi về mộng nói riêng và trong văn xuôi nói chung, có thể

nói, cống hiến quan trọng của Tản Đà là sự cách tân các thể loại đã có và đặt nền móng cho các thể loại văn xuôi mới. Thể loại trong các tác phẩm văn xuôi

của Tản Đà rất được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học, và riêng về thể loại của ba tập giấc mộng thì vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Xét về ngôn ngữ, giữa thơ và văn xuôi thì ngôn ngữ thơ Tản

Đà đạt đến trình độ nghệ thuật cao hơn. Khi nói về mộng, ông sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ trong sự lựa chọn nhất định như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, phép điệp, bên cạnh đó ông cũng sử dụng đại từ phiếm chỉ. Về ngôn ngữ trong văn xuôi, ở buổi đầu hình thành, nền văn xuôi quốc ngữ đang trong thời kỳ phôi thai, nên xét về mặt ngôn ngữ vẫn chưa có gì đặc sắc, chưa đạt đến

trình độ nghệ thuật cao. Vậy nên chúng tôi chỉ tìm hiểu về ngôn ngữ câu văn

xuôi của Tản Đà, đó là một lối văn còn chịu ảnh hưởng của Hán học, giàu nhạc

điệu. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn

Tản Đà theo chúng tôi thì có cả không gian thiên nhiên và không gian con

người. Không gian thiên nhiên là quê hương ông với núi Tản sông Đà, không

gian dưới trăng và từ không gian thiên nhiên Tản Đà còn kéo giãn ra, nâng rộng

lên thành không gian vũ trụ. Ở không gian con người, ông đã thể hiện rất chi tiết những nơi mình đã từng đặt chân đến và những nơi mà tâm tưởng mình có thể đạt đến bằng một tâm hồn lãng mạn thoát ly. Thời gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà cũng tuân theo ba chiều thời gian

thường thấy trong văn học hiện đại: quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian quá khứ với những hồi tưởng, những nỗi nhớ gắn với giấc mộng tình cảm; thời gian hiện tại lạc lõng với những trăn trở, chán đời và dẫn đến mộng thoát ly; thời

gian tương lai mở rộng ra bởi mộng ước, sự hy vọng, những dự cảm và lời hứa.

hóa bởi những thể loại, ngôn ngữ, không gian, thời gian khi viết mộng, và cho dù là bất cứ phương thức nào, ông đều lựa chọn theo tiêu chí đơn giản, tự do

nhưng có hiệu quả biểu đạt và giá trị nghệ thuật cao.

Với những gì ông thể hiện trong mộng, cả về nội dung lẫn nghệ thuật, ta có thể nhấn mạnh rằng: Tản Đà, một dấu nối tài hoa trong lịch sửvăn học Việt Nam, một cái Tôi “ngơ ngác đi tìm mình trong sự bất hòa giữa thế giới hiện thực và lý tưởng” [29; tr. 6]. Và mộng trong thơ văn Tản Đà, vẫn sẽ còn nguyên giá trị, vẫn là mảnh đất màu mỡ cần được khám phá.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1 Thống kê tỷ lệ phần trăm số bài thơ có chứa những từ thuộc trường ngữ nghĩa “mộng” (gồm: mộng/mơ/mê/tưởng/ước) trong thơ Tản Đà.

11

Bảng 1.2 Thống kê những tác phẩm của Tản Đà. 37

Bảng 2.1 Thống kê số lượng bài thơ liên quan đến baloại giấc mộng trong toàn bộ 179 bài thơ của Tản Đà.

49

Bảng 3.1 Thống kê về thể loại của Giấc mộng con, Giấc mộng

con II, Giấc mộng lớn.

113

Bảng 3.2 Thống kê số lượng đại từ phiếm chỉ ai, mình, ta trong

toàn thể những bài thơ viết về mộng của Tản Đà.

125

Bảng 3.3 Thống kê số lần xuất hiện 3 chiều thời gian của 3 kiểu giấc mộng trong thơ Tản Đà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Mạnh Bổng (1945), Tản Đà vận văn toàn tập, Nxb. Hương Sơn,

Hà Nội.

2. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân

Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vỹ

(dịch), Từđiển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà Nẵng –Trường viết

văn Nguyễn Du.

3. Xuân Diệu (2002), Văn học hiện đại – Tuyển tập Tản Đà, Nxb. Hội nhà

văn, Hà Nội.

4. Nguyễn Dữ(2016), Trúc Khê Ngô Văn Triện (dịch), Truyền kỳ mạn lục,

Nxb. Trẻ và Nxb. Hồng Bàng, TP.HCM.

5. Tầm Dương (2003), Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn, Nxb. Văn nghệ

TP.HCM.

6. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê

Chí Dũng, Hà Văn Đức (2006), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

7. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (2001), Tản Đà – về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013), T điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Thị Thúy Hằng (2005), Bước đầu tìm hiểu đóng góp của Tản Đà

trong việc hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm TP.HCM.

10.Vũ Hào Hiệp (2000), Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà, Luận án Thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP.HCM.

11.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từđiển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.

12. Bùi Thị Thu Hương (2002), Thế giới mộng trong thơ của các nhà thơ

mới 1932 – 1945, Luận án thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Vinh.

13.Đinh Gia Khánh (2005), Điển cốvăn học, Nxb. Văn học, Hà Nội. 14.Lê Đình Mai (1997), Phan Bội Châu – Tản Đà – Hồ Biểu Chánh, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sửvăn học Việt Nam 1930

– 1945, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Phạm Thế Ngũ (1998), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III

–Văn học hiện đại 1862 – 1945, Nxb. Đồng Tháp.

17. Thao Nguyễn (2013), Tản Đà - Ảo thuật gia về chữ nghĩa, âm giai và hình tượng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18. Phạm Văn Nhu, Lê Văn Lực (1985), Lịch sử văn học Việt Nam – Thời kỳ chống thực dân Pháp, giai đoạn đầu thế kỷXX đến 1930, Đại học Sư

phạm TP.HCM (lưu hành nội bộ).

19. Hoàng Phê (2014), T điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 153 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)