Có thể nói rằng bất cứ sự gì xảy ra trong cuộc đời đều sẽ tạo cho Tản Đà
những cuộc “xê dịch” đến miền đất khác. Chủnghĩa xê dịch được định hình rõ nét từ Nguyễn Tuân, nhưng thiết nghĩ dùng từnày để nói về Tản Đà cũng khá
hợp lý.
Trong lời đề tựa quyển Giấc mộng con của Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng, nhà xuất bản Hương Sơn năm 1941 có đoạn viết: “Giấc mộng con là một cuộc thử thoát ly của một nhà thiếu niên nho sĩ, mơ được những sự viễn du, mà chỉ được du lịch bằng trí tưởng tượng sau khi đọc những sách tân thư của người Tàu xuất bản”. Năm 1932, quyển Tản đà văn tập của Tản Đà xuất hiện trên
văn đàn, trong “Bài chép mộng”, Tản Đà có chép rằng: “Tự nhiên đi tới một chỗ tỉnh, không biết là tỉnh nào, thành thị phố xá cũng phảng phất như Nam Định”, đấy có phải là Nam Định hay không, chỉ mình ông Khắc Hiếu biết, còn những người yêu văn thơ ông thì chỉ biết Tản Đà đang kể về một chuyến đi tới mảnh đất khác với mảnh đất mà ông đang sống. Trong giấc mộng ấy, ông Tản
Đà lặp đi lặp lại câu: “Thú thật là thú! Hay thật là hay!” những mười lần liên tục cuối mỗi đoạn văn, ấy là cái mãn nguyện, thích chí của ông trong giấc mộng.
Thếnhưng, nói về sự xê dịch trong văn thơ Tản Đà là có cơ sở, ngay trong cuộc đời thực của mình, Tản Đà cũng chẳng chịu ở yên. Chúng tôi tạm liệt kê những nơi mà ông đã đi qua trong 3 cột mốc quan trọng của cuộc đời ông: “Từ
5 tuổi đến khi lấy vợ: Nam Định – Hà Nội –Sơn Tây – Nam Định – Hà Nội – Vĩnh Yên – Hà Đông – Hà Nam –Sơn Tây – Nam Định –Vĩnh Yên – Sơn Tây – Vĩnh Yên. Từ 27 tuổi đến lúc mở An nam tạp chí: Vĩnh Yên – Hà Nội –Hải Phòng – Trung Kỳ - Hà Nội –Sơn Tây – Hà Nội. Từ 36 tuổi đến lúc mất: Hà Nội – Huế - Sài Gòn – Hà Nội – Sài Gòn – Hà Nội – Vĩnh Yên – Hải Phòng –
Hà Nội –Nam Định – Hà Nội – Vinh – Hà Nội.” [10; tr. 111]. Như vậy, trong các tỉnh thành trong cảnước, ông Nguyễn Khắc Hiếu của chúng ta đã đặt chân
đến xấp xỉmười ba tỉnh thành, quả là một cuộc đời đầy tính xê dịch, và rõ ràng
“Những cuộc xê dịch và những truân chuyên trong đời sống theo nhau vào sáng tác của Tản Đà”[10; tr. 111]. Tác phẩm minh chứng cho nhận định trên của
Vũ Hào Hiệp là Giấc mộng lớn. Bên cạnh đó, Thi Vũ trong bài viết Tản Đà, người thi sĩ của sựlên đường có viết rằng: “Riike đi vềmái nhà phương Đông
thì khi Tản Đà bỏnhà lên đường. Lên đường để dẫn dắt những khách lạc đường trở về. Suốt cả thi nghiệp và thi sử của Tản Đà đều biểu lộ qua ý chí nung nấu
“tìm lại cái tâm đã mất” trong Giấc mộng lớn” [7; tr. 393]. Song, cũng có nhưng chuyến đi Tản Đà được người khác tặng cho, chứ ông không chủ đích mà đi, như chuyện ông chủ nhà in Đắc Lập ở Huế là Bùi Huy Tín vì mến cái tài của Tản Đà mà mời ông vào Huếchơi. Tản Đà sau chuyến đi có viết bài thơ
kể lại và cảm ơn tấm lòng biết trọng tài của ông Tín:
Chơi xuân kể lại hành trình
Từ Bất Bạt, qua Việt Trì
Còn năm kỷ vị, còn thì tiết đông. Canh Thân ăn tết Thăng Long,
Sang ngày mồng bốn vào trong Trung kỳ.
Chơi xuân ta nghĩ cũng kỳ, Dịp đâu may mắn cũng vì có ai,
Cám ơn hai chữ “yêu tài”, Con đường thiên lý còn dài tấc son
Còn trời, còn nước, còn non Tiền trình vạn lý, anh còn chơi xa.
Chơi cho biết mặt sơn hà,
Cho sơn hà biết ai là mặt chơi.
(Chơi Huế)
Không dừng lại ởđất nước mình, Tản Đà còn có cái thú xê dịch rộng hơn
trong Giấc mộng con, có điều đây là sự ngao du trong mộng tưởng. Nguyễn Khắc Hiếu “Ở Sài Gòn được ít lâu, rồi theo ông Vinailles sang Đại Pháp” (cụ
thểlà vùng Saint Etienne, Pháp); đến Washington rồi đến Canada, Alaska (Mỹ). Vềcõi đời cũ, đi đến nước Anh, sang Nauy, Thụy Điển, Nga, Vladivostok, Nhật Bản, Đại bản, Hoành tân rồi quay vềThượng Hải. Sau đó, Hiếu “Qua Tứ Xuyên, sang Tây Tạng, quay đến Ấn Độ, xem núi Himalaya” rồi “Úc châu đã trải qua, lại quay về Phi châu (Afrique), chơi Ai Cập (Egypte); ở thành Caire” và quay
trở về quê hương với “Núi Tản đương xanh, sông Đà chưa cạn, giang sơn
chuyến đi đến nỗi mộng mãi, Lê Thanh trong Mộng và mộng có viết: “Chính trong những khi ông ngao du như vậy, ông mới có thế thấy những cảnh bao la
bát ngát mà trí tưởng tượng của ông vẫn khao khát, nào núi tuyết, rừng băng,
nào sông Ngân, bể Nam Minh. Lại trong mộng, ông mới có thể gặp được những
người trong ý tưởng” [7; tr. 238].
Như vậy, giấc mộng thoát ly trong thơ văn Tản Đà có thể nói là nội dung chứa nhiều biểu hiện nhất, với quan điểm nhân sinh như mộng, mộng lên cung Quế, mộng lên trời gặp tiên, nỗi chán đời, mộng viễn du. Tất cảđã tạo nên một cõi mộng rất riêng của nhà thơ núi Tản sông Đà và là dấu hiệu của một tâm hồn lãng mạn thoát ly.