Không gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 136 - 137)

Không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lý hay không gian

địa lý bao lấy đời sống mọi sinh vật mà là một dạng hình thức nội tại của hình

tượng nghệ thuật. Trong Thi pháp hc, Trần Đình Sử viết: “Không gian trong tác phẩm nghệ thuật ngoài ba chiều còn có chiều không gian tâm tưởng – không gian của cảm xúc, của hồi tưởng, của ước vọng.” [21; tr. 50]. Còn T điển thut ngvăn học lý giải: “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan”. Vì vậy mà không gian này “có thể là không có tính cản trở, như trong cổ tích” [8; tr. 160]. Như vậy, với không gian nghệ

thuật, những khao khát, những ước mơ trong nội tâm của nhân vật (mà cũng có

thể là của tác giả) được tự do thực hiện, qua đó phản ánh thế giới quan của tác giả và rộng hơn là cả một giai đoạn văn học.

Ở các thể loại khác nhau, không gian nghệ thuật cũng mang những đặc

trưng khác nhau tùy vào trình độ nhận thức của con người. Trong thần thoại và cổ tích, những thể loại đầu tiên trong văn học loài người, không gian mang tính không xác định. Cảvũ trụ rộng lớn vẫn là một sự bí hiểm mà con người vừa sợ

hãi vừa muốn khám phá, họ thỏa sức thả cho trí tưởng tượng của mình bay bổng, không có bất cứ núi sông nào có thể cản trởđược. Vì vậy mà “không gian hoàn cảnh không chịu trách nhiệm gì về hành động của nhân vật” [21; tr. 52],

ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo, không gian trong cổ tích và thần thoại phần

nào đó cũng mang tính lãng mạn. Sau này, khi mà đất đai đã được định danh thì không gian trong ca dao cổ lại thu hẹp lại trong những gì thân quen nhất bao lấy đời sống sinh hoạt và lao động của con người; với những mái đình: “Qua

đình ngả nón trông đình”, quê nhà: “Anh đi anh nhớ quê nhà” và cây đa, bến

nước, ruộng lúa, giếng nước đầu làng v.v…Còn không gian trong thơ cổ điển là không gian vũ trụ rộng lớn với mong muốn được “đăng cao” để hòa vào thiên nhiên.

Với Tản Đà, ngay từ những ngày khởi đầu sự nghiệp văn chương, trong

lời tựa cho cuốn văn xuôi Gic mng conđầu tay, ông đã tự gọi mình là “người mộng”. Hơn nữa, chỉ cần nhìn vào nhan đề như: Gic mng con, Gic mng con II, Gic mng lớn, Xuân như mộng, Nh mng, Bài chép mng, Mng t...cũng có thể dễ dàng nhận thấy: cõi mộng là không gian nghệ thuật đặc

trưng cho thế giới nghệ thuật của Tản Đà. Trong quan niệm của Tản Đà, con người sống trong hai thế giới: thế giới thứ nhất là thế giới của những gì con

người đã trải qua và nhận biết được, ông gọi đó là “cảnh ngộở đời”; thế giới còn lại là một thế giới của những cảnh ngộmà: “thân thể chưa trải biết mà ý thức đã đi trước” (Gic mng con), đó chính là thế giới của mộng.

Trần Đình Sửđã chia không gian nghệ thuật ra thành nhiều lớp, bao gồm:

không gian vũ trụ(thiên nhiên và vũ trụ), không gian xã hội, không gian địa lý

và không gian con người. Trong thơ văn viết về mộng của Tản Đà, chúng tôi

xét thấy nổi bật nhất là lớp không gian thiên nhiên và không gian con người.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mộng trong thơ Tản Đà (Trang 136 - 137)