Kết quả đạt được của luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 133 - 134)

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực tiễn kết hợp với đánh giá cân bằng nước nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ, luận án đã đạt được những kết quả đáng tin cậy, cụ thể như sau: (1). Luận án đã xây dựng được bộ 05 tiêu chí từ C1 đến C5, được phân thành 03 nhóm: (i) Nhóm tiêu chí nước cho hiện tại và tương lai gồm 2 tiêu chí: C1: Thừa nước; C2: Thiếu nước; (ii) Nhóm tiêu chí tác động gồm 02 tiêu chí: C3: Làm rõ tác động; C4: Minh bạch thông tin; (iii) Nhóm tiêu chí chính sách: C5: Công trình đã được duyệt trong quy hoạch. Các dự án chuyển nước trong tương lai cần phải đáp ứng được đầy đủ 05 tiêu chí nêu trên.

(2). Đánh giá hiệu quả hoạt động của 04 dự án chuyển nước tiêu biểu (Thượng Kon Tum, An Khê – Ka Năk, Đa Nhim, Đại Ninh) theo các tiêu chí từ C1 đến C5 thấy rằng: Không có dự án nào đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đặt ra do nguyên nhân chủ yếu là các dự án được thiết kế với mục tiêu phát điện là chính. Dự án chuyển nước từ thuỷ điện Đại Ninh sang vùng Bắc Bình Thuận là dự án có hiệu quả tốt nhất trong khu vực. (3). Tổng kết được 04 bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các dự án chuyển nước trong tương lai bao gồm: (i) Bài học về cần dự phòng cho tương lai không chắc chắn; (ii) Bài học về đánh giá đầy đủ tác động và minh bạch thông tin; (iii) Bài học về lập và phê duyệt quy hoạch; (iv) Bài học về thể chế chính sách.

(4). Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ, bao gồm: (i) Phân bố lượng mưa; (ii) Lệch pha mùa mưa, mùa khô giữa các vùng; (iii) Hình thái sông ngòi, địa hình, địa mạo; (iv). Khả năng khai thác nguồn nước dưới đất; (v). Đặc điểm hạn hán thiếu nước; (vi) Phát triển hệ thống thủy lợi trữ nước; (vii). Đặc điểm hệ thống thủy điện; (viii). Thực tiễn các hệ thống chuyển nước hiện có; (ix). Cơ sở pháp lý có liên quan. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng được đầy đủ cơ sở để chuyển nước từ vùng thừa sang vùng thiếu theo không gian và theo thời gian.

(5). Xây được bộ 06 chỉ số định lượng và định tính, trong đó chỉ số từ I1 đến I4 là chỉ số cần và I5, I6 là chỉ số đủ: I1: Tần suất thiếu nước; I2: Mức độ thiếu nước; I3: Ngành, thời gian thiếu nước; I4: Lượng nước thừa có thể phân bổ; I5: Năng lực cấp nước; I6: Điều kiện tự nhiên.

(6). Xây dựng được chu trình 6 bước áp dụng tính toán: Bước 1: Xác định mức độ thiếu; Bước 2: Xác định ngành, lĩnh vực thiếu; Bước 3: Xác định lượng nước thừa có khả năng phân bổ; Bước 4: Xác định mức độ đáp ứng tại chỗ hiện tại và tương lai; Bước 5: Tính toán điều hòa phân bổ nước và giải pháp cho hoặc nhận nước; Bước 6: Tính toán kiểm tra tính khả thi của đề xuất.

(7). Định hướng được giải pháp chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, trong đó có 03 kho nước chính gồm: Kho nước Bắc Tây Nguyên, kho nước Nam Tây Nguyên và kho nước khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi. Đề xuất được sơ đồ liên kết chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông làm cơ sở cho việc hình thành mạng kết nối nguồn nước Quốc gia đảm bảo an ninh nước trong tương lai gồm 16 hệ thống, trong đó 7 hệ thống dựa trên các công trình hiện có và 9 hệ thống mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)