6. Bố cục của luận án
3.2.3 Cơ sở kết quả đánh giá cân bằng nước theo kịch bản tương lai
3.2.3.1 Nguồn nước và nhu cầu nước trong tương lai theo các kịch bản tính toán
Theo kịch bản RCP4.5, giai đoạn 2045÷2065 tổng dòng chảy năm của vùng Nam Trung Bộ là 78,6 tỷ m3, tăng 26% so với giai đoạn hiện trạng. Dòng chảy mùa lũ tăng 35,2% từ 43,2 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 58,44 tỷ m3, mùa lũ chiếm từ 70%÷85% dòng chảy năm. Dòng chảy mùa kiệt tăng từ 17,72 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 20,15 tỷ m3, tăng 13,7%. Đối với vùng Tây Nguyên dòng chảy theo kịch bản RCP4.5 khoảng 56,3 tỷ m3, tăng 13,9% so với giai đoạn hiện trạng, trong đó dòng chảy mùa lũ tăng từ 37,94 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 44,1 tỷ m3, tăng 16,2%; mùa lũ chiếm từ 60% ÷ 80% dòng chảy năm. Dòng chảy mùa kiệt tăng từ 11,5 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 12,2 tỷ m3, tăng 6,1%.
Theo kịch bản RCP8.5, giai đoạn 2045÷2065 tổng dòng chảy năm của vùng Nam Trung Bộ là 77,95 tỷ m3, tăng 27,9% so với giai đoạn hiện trạng; dòng chảy mùa lũ tăng từ 43,2 tỷ giai đoạn hiện trạng lên 57,5 tỷ m3, tăng 32,9%; mùa kiệt tăng từ 17,7 tỷ giai đoạn hiện trạng lên 20,5 tỷ m3, tăng 15,6%. Dòng chảy vùng Tây Nguyên theo kịch bản RCP8.5 là 57,6 tỷ m3, tăng 16,5% so với giai đoạn hiện trạng; Dòng chảy mùa lũ tăng từ 37,9 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 45 tỷ m3, tăng 18,6%; dòng chảy mùa kiệt tăng từ 11,5 tỷ m3 giai đoạn hiện trạng lên 12,6 tỷ m3, tăng 9,7%.
Nhu cầu nước vùng Tây Nguyên: Với kịch bản phát triển bền vững ứng với kịch bản BĐKH RCP4.5 tổng nhu cầu nước của vùng Tây Nguyên khoảng 7,2 tỷ m3, (nhu cầu sử dụng nước tăng so với hiện trạng ở hầu hết các phân vùng, tổng nhu cầu tăng khoảng 21,8% so với hiện trạng) trong đó nhu cầu nước cho trồng trọt khoảng 6,3 tỷ m3, chiếm 86,5%; nhu cầu nước cho công nghiệp khoảng 382,7 triệu m3, chiếm 5,3%; nhu cầu nước cho sinh hoạt khoảng 454,8 triệu m3, chiếm 6,3%; nhu cầu nước cho chăn nuôi khoảng 138,3 triệu m3, chiếm 2%. Với kịch bản phát triển bền vững ứng với kịch bản BĐKH RCP8.5 là 7,3 tỷ m3. Với kịch bản phát triển cao ứng với kịch bản BĐKH RCP4.5 là 11,23 tỷ m3 và kịch bản BĐKH RCP8.5 tổng nhu cầu nước của vùng Tây Nguyên khoảng 11,43 tỷ m3.
Nhu cầu nước vùng Nam Trung bộ: Với kịch bản phát triển bền vững ứng với kịch bản BĐKH RCP4.5 tổng nhu cầu nước của vùng Nam Trung Bộ khoảng 8,66 tỷ m3, (nhu
khoảng 15,4% so với hiện trạng), trong đó nhu cầu nước cho trồng trọt khoảng 6,91 tỷ m3, chiếm 79,75%; nhu cầu nước cho công nghiệp khoảng 428,12 triệu m3, chiếm 4,94%; nhu cầu nước cho sinh hoạt khoảng 855,76 triệu m3, chiếm 9,88%; nhu cầu nước cho chăn nuôi khoảng 145,39 triệu m3, chiếm 1,68% và nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản khoảng 324,82 chiếm triệu m3, chiếm 3,75%. Với kịch bản phát triển bền vững ứng với kịch bản BĐKH RCP8.5 tổng nhu cầu nước khoảng 8,73 tỷ m3. Với kịch bản phát triển cao ứng với kịch bản BĐKH RCP4.5 tăng lên 10,99 tỷ m3, và kịch bản BĐKH RCP8.5 đạt khoảng 11,08 tỷ m3.
Chi tiết về nhu cầu nước xem trong Phụ lục số 5; Phụ lục 6.
3.2.3.2 Các vùng thừa nước trong tương lai
Áp dụng các bước tính toán ở bước 1÷4 cho thấy kết quả tính toán cân bằng nước theo kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5 giai đoạn 2046÷2065 cho thấy ở KB1 và KB2 có 13 phân vùng thừa nước suốt 12 tháng trong năm, tăng so với giai đoạn hiện trạng 7 phân vùng.
Kết quả tính toán cân bằng nước theo kịch bản cao BĐKH RCP4.5 và RCP8.5 giai đoạn 2046÷2065 cho thấy ở KB3 và KB4 có 8 phân vùng thừa nước suốt 12 tháng trong năm, giảm 5 phân vùng so KB1, KB2 và tăng so với giai đoạn hiện trạng 2 phân vùng. Vùng Nam Trung bộ: Đối với kịch bản KB1 và KB2 có 9 phân vùng có lượng nước thừa (I4) trong suốt 12 tháng trong năm gồm các phân vùng NTB3, NTB4, NTB6, NTB7, NTB13, NTB17, NTB20, NTB22, NTB25; có 3 phân vùng đủ nước, tần suất đảm bảo cấp nước (I1) lớn hơn 85% là NTB2, NTB13, NTB22. Đối với kịch bản KB3 và KB4 vùng Nam Trung bộ có 6 phân vùng có lượng nước thừa trong suốt 12 tháng trong năm (I4) gồm các phân vùng NTB3, NTB4, NTB6, NTB20, NTB22, NTB25; có 3 phân vùng đủ nước, tần suất đảm bảo cấp nước (I1) lớn hơn 85% là NTB2, NTB7, NTB13, NTB20, NTB22.
Vùng Tây Nguyên: Với KB1 và KB2, kết quả tính toán cho thấy có 3 phân vùng thừa nước toàn bộ 12 tháng (I4) là vùng sông Pô Cô, vùng hạ lưu sông Sê San và vùng Trung lưu sông Đồng Nai; Có 1 phân vùng đủ nước, tần suất đảm bảo cấp nước (I1) lớn hơn 85% là phân vùng thượng sông La Ngà. Với KB3 và KB4 có 2 phân vùng thừa nước
3.2.3.3 Các vùng thiếu nước trong tương lai
Áp dụng các bước tính toán ở bước 1÷4 cho thấy kết quả tính toán tính toán cân bằng nước với các chỉ số cho thấy có 32 phân vùng thiếu nước trong mùa khô ứng với KB1 và KB2; 37 phân vùng ứng với KB3 và KB4, các tháng thiếu phổ biến là từ tháng III đến tháng VIII đối với vùng Nam Trung bộ và từ tháng II đến tháng IV đối với vùng Tây Nguyên, đây là giai đoạn lượng mưa ít, dòng chảy nhỏ và nhu cầu dùng nước các ngành tăng cao. Tổng lượng nước thiếu toàn vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ theo các kịch bản KB1; KB2; KB3 và KB4 chỉ số (I2) dao động từ 1,71 tỷ m3÷4,11 tỷ m3, tỷ lệ thiếu so với nhu cầu sử dụng nước các kịch bản dao động từ 10,79%÷18,37%, cụ thể như sau:
Vùng Nam Trung bộ có tiềm năng dòng chảy giai đoạn đến năm 2050 theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tăng so với hiện trạng từ 17÷17,6 tỷ m3, tương ứng từ 27,8%÷28,9%, trong đó các tháng mùa khô (tháng I đến tháng IX) tăng từ 14%÷16%. Tổng dung tích hữu ích các hồ thủy lợi, thủy điện theo quy hoạch tăng từ 4,97 tỷ m3 hiện nay lên thành 7,04 tỷ m3 trong tương lai, trong khi nhu cầu sử dụng nước các ngành tăng từ 1,15÷3,57 tỷ m3, tương ứng từ 15,4%÷47,6%. Kết quả cân bằng nước cho thấy tổng lượng nước thiếu (I2) cả năm toàn vùng Nam Trung bộ tương ứng các kịch bản KB1, KB2, KB3 và KB4 lần lượt là 0,843 tỷ m3; 0,865 tỷ m3; 1,694 tỷ m3; 1,659 tỷ m3, chiếm từ 9,7%÷15,4% nhu cầu sử dụng nước.
Vùng Tây Nguyên có tổng lượng nước thiếu (I2) cả năm toàn vùng theo các kịch bản KB1, KB2, KB3 và KB4 lần lượt là 0,872 tỷ m3; 0,886 tỷ m3; 2,389 tỷ m3 và 2,45 tỷ m3, chiếm từ 12,06%÷21,44% so với tổng nhu cầu nước.
Tóm lại, lượng nước thiếu hụt so với hiện trạng, có phân vùng gia tăng và có phân vùng giảm xuống, do nhu cầu sử dụng nước và tiềm năng nguồn nước ở mỗi phân vùng cũng khác nhau, ngoài ra còn do trữ lượng nước mặt tiềm năng và dung tích tiềm năng trong các công trình thủy lợi, thủy điện cũng khác nhau.