Kết luận chươn g1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 54 - 56)

6. Bố cục của luận án

1.4Kết luận chươn g1

Các dự án chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông hiện nay đã phát triển và phổ biến ở trên thế giới, các hệ thống đã được xây dựng đều là các hệ thống rất lớn tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt về đời sống kinh tế xã hội môi trường của các lưu vực sông cho và nhận nước. Bên cạnh các tác động tích cực từ việc sử dụng nước hiệu quả, các dự án chuyển nước cũng có những tác động bất lợi nghiêm trọng, có rất nhiều dự án đã làm thay đổi sinh thái của cả một vùng rộng lớn với xu thế không thể đảo ngược.

Các nghiên cứu về chuyển nước cơ bản đều dựa trên bài toán điều hoà, phân bổ nguồn nước liên lưu vực sông và quản lý tổng hợp tài nguyên nước và cơ bản đã hoàn thiện về mặt lý luận cũng như hình thành các hướng dẫn, quy tắc cho việc điều hoà chuyển nước. Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của các công trình chuyển nước, qua đánh giá và tổng quan lại thấy rằng các tiêu chí này có thể được tham khảo áp dụng với các tham chiếu cụ thể về cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý tại Việt Nam.

Các nghiên cứu trong nước về các hệ thống chuyển nước hầu như chưa có, các đề tài, dự án đã và đang thực hiện chủ yếu tập trung vào các vấn đề quy hoạch quản lý tài nguyên nước, thuỷ lợi, thiên tai hạn hán, lũ lụt ở quy mô đơn lưu vực sông hoặc vùng riêng lẻ, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến bài toán điều hoà chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Thực tiễn các công trình thuỷ điện chuyển nước trong vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã và đang tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực, tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nhằm đánh giá cụ thể các tác động có lợi và bất lợi.

Nội dung của chương 1 đã tổng kết được các vấn đề về khoa học, thực tiễn, các tồn tại có liên quan và đã xác định rõ 03 mục tiêu của luận án cũng như định hướng, phương pháp và lộ trình triển khai thực hiện Luận án. Phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả chuyển nước và điều hòa phân bổ nguồn nước sẽ được thể hiện ở chương tiếp theo của Luận án.

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN ĐIỀU HÒA PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC

Nội dung của chương 2 thể hiện phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng của các dự án chuyển nước dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với điều kiện tại Việt Nam cũng như nghiên cứu xây dựng bộ công cụ tính toán nhằm cân bằng nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông và xây dựng bộ chỉ số dựa trên kết quả đánh giá cân bằng nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 54 - 56)