6. Bố cục của luận án
2.3.1 Bộ chỉ số đánh giá khả năng điều hoà phân bổ nguồn nước
Việc điều hoà và phân bổ nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông là bài toán hết sức phức tạp với rất nhiều biến số đầu vào lượng hoá được và không lượng hoá được. Như vậy cần thiết phải có bộ chỉ số làm cơ sở để đánh giá khả năng điều hoà cho nhận nước ở mỗi lưu vực cũng như tính khả thi gắn với điều kiện và đặc điểm tự nhiên để xác định được lượng nước có thể điều hoà phân bổ.
Để xây dựng được bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá khả năng điều hòa và phân bổ nguồn nước cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cần dựa trên cơ sở đánh giá các tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu về điều hoà phân bổ nguồn nước trên thế giới cũng như các tài liệu quy hoạch ngành về Tài nguyên nước, thuỷ lợi trong khu vực, việc tính toán điều hòa phân bổ nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông cũng cần tuân thủ các căn cứ pháp lý có liên quan như Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước và các Thông tư, Nghị định khác, Luận án tập trung vào các nội dung chính: (1)Đối với nguồn nước mang tính chất tự nhiên trên các hệ thống sông, việc điều hoà và phân bổ cần tuân thủ quy định của Luật Tài nguyên nước: Nguyên tắc điều hòa, phân phối tài nguyên nước (Điều 54) và các căn cứ lập dự án chuyển nước lưu vực sông (Điều 55), trong đó lưu ý đếnđiều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia (áp dụng với sông Sê San và sông Srêpôk); (2) Đối với nguồn nước trong các hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cần phải tuân thủ quy định của Luật Thuỷ lợi: Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi
thủy lợi (Điều 28): Đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ở hạ du; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
Bộ chỉ số được xây dựng bao gồm kết quả phân tích tính toán cân bằng nước, hiện trạng các công trình chuyển nước nội vùng và liên vùng cũng như điều kiện địa hình địa mạo, khả năng phát triển các công trình thuỷ lợi bổ sung để gia tăng mức độ trữ nước. Kết quả tính toán cân bằng nước là một trong các yếu tố quan trọng nhất, trong đó sẽ chỉ ra được lượng nước thừa, thiếu theo từng tháng ứng với số lần thừa, thiếu trong liệt tính toán theo các kịch bản. Các chỉ số tính toán được tổng hợp để phục vụ các phân tích đánh giá khả năng điều hòa và phân bổ nguồn nước ở mỗi phân vùng và giữa các phân vùng với nhau.
Luận án đã xây dựng bộ chỉ số được ký hiệu từ I1 đến I6, trong đó, bộ chỉ số cần là các chỉ số từ I1 đến I4 và chỉ số đủ là chỉ số I5, I6 được mô tả như sau:
Chỉ số 1 (I1): Chỉ số số lần xuất hiện thiếu nước, thừa nước Chỉ số này được mô tả như sau:
I1 = Mt/∑Ti (2-2)
Trong đó: Mt là số tháng thiếu (thừa) nước
∑Ti là tổng số tháng trong liệt tính toán trong giai đoạn hiện trạng, tương lai theo kịch bản tính toán;
Chỉ số 2 (I2): Chỉ số lượng nước thiếu
Chỉ số này tính toán theo tháng được mô tả ở hai dạng như sau: Dạng tổng lượng (triệu m3):
𝐈𝟐 = W đến ± W chuyển nước + W trữ trong hồ chứa − W nhu cầu nước (2-3) Dạngtỷ lệ (%):
𝐈𝟐 = W đến+(−) W chuyển nước + W trữ trong hồ chứa −W nhu cầu nước
Khi tính toán sẽ chọn ra dải giá trị từ thiếu trung bình đến thiếu lớn nhất trong liệt tính toán trong giai đoạn hiện trạng và tương lai theo các kịch bản.
Chỉ số 3 (I3): Chỉ số thời gian thường xuyên thiếu nước (tháng) trong năm Chỉ số này tương ứng với chỉ số lượng nước thiếu I2.
Chỉ số 4 (I4): Chỉ số tổng lượng (m3/năm) nước thừa
Chỉ số này tương ứng với mức đảm bảo 85% với liệt tính toán trong giai đoạn hiện trạng và tương lai theo các kịch bản tính toán
I4 = 𝑊 𝑛ướ𝑐 𝑡ℎừ𝑎85% (2-5)
Chỉ số 5 (I5): Chỉ số năng lực cấp nước
Chỉ số này bao gồm thông tin hiện trạng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình chuyển nước nội vùng, liên vùng và khả năng phát triển các công trình cấp nước mới với 03 mức: Thấp; Trung bình; Cao
Chi tiết các yếu tố cấu thành nên chỉ số này là chỉ số về điều kiện đủ (xem Phụ lục 7: Phân tích các yếu tố trong chỉ số I5, tham khảo trên nền bản đồ ở Phụ lục 8)
Chỉ số 6 (I6): Chỉ số điều kiện địa hình địa mạo khả năng, mức độ thuận lợi cho/nhận nước đối với các vùng phụ cận
Chỉ số này là chỉ số điều kiện đủ (xem Phụ lục 9: Kết quả phân tích chỉ số I6). Mức độ thuận lợi cho/nhận nước được phân làm 03 mức: Thấp, trung bình và cao.
Việc áp dụng bộ chỉ số này chỉ nhằm đánh giá về khả năng cho, nhận nước của các lưu vực sông và điều kiện thuận lợi của địa hình. Việc tính toán, phân tích chi tiết sẽ được trình bày riêng trong nội dung về định hướng giải pháp điều hoà và phân bổ nguồn nước được thể hiện ở chương 3 của Luận án.