6. Bố cục của luận án
3.1.1 Đánh giá quá trình vận hành các công trình chuyển nước
Dựa trên phân tích về lượng nước xả xuống hạ lưu, lượng nước chuyển trong mùa mưa và mùa khô của từng công trình chuyển nước từ khi có dữ liệu đo đạc giám sát vận hành từ năm 2012 đến năm 2019 cho thấy các công trình xây dựng muộn hơn thì việc thiết kế vận hành xả trả về lưu vực cho nước nhiều hơn, như hồ An Khê – Ka Năk trả về sông Ba 12% lượng dòng chảy năm trong mùa cạn, tương tự như vậy với 3% của hồ Đơn Dương và 2% của hồ Đại Ninh.
Thuỷ điện An Khê - Ka Năk hàng năm xả xuống hạ lưu sông Ba trung bình khoảng 40% lượng nước về hồ, trong đó mùa cạn chỉ chiếm 12% trong khi mùa lũ chiếm 28%. Tổng lượng nước phát điện chuyển nước sang sông Kôn hàng năm chiếm 60% trong đó mùa khô chiếm 35%, mùa mưa chiếm 25%. Có sự biến động rất lớn trong việc điều tiết giữa các năm, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa ở thượng nguồn công trình trên lưu vực sông cũng như có sự khác biệt lớn giữa việc vận hành xả của hồ An Khê với các hồ Đại Ninh và Đơn Dương. Công trình thủy điện Đại Ninh xả hầu như không đáng kể về hạ du sông Đa Nhim với tổng lượng xả trong mùa cạn hàng năm chỉ khoảng 2%, thậm chí một số năm không xả, hầu hết lượng nước này đều chuyển sang sông Luỹ chiếm tới 85% dòng chảy năm và chiếm khoảng 46% trong giai đoạn mùa cạn. Tương tự như vậy đối
với hồ Đơn Dương chỉ xả về hạ du sông Đa Nhim khoảng 17% lượng nước, trong đó chỉ có 3% trong giai đoạn mùa cạn, nhiều năm không xả trong cả hai mùa cạn và mùa lũ.
Việc pháp lý hoá yêu cầu xả về hạ du trong mùa cạn trên các lưu vực sông trong mùa cạn chỉ mới bắt đầu trong một số năm gần đây, trên sông Ba là từ năm 2014 và quy trình vận hành đã được phê duyệt lại 2 lần, tuy nhiên tổng lượng xả yêu cầu hầu như không thay đổi. Trên lưu vực sông Đa Nhim, yêu cầu xả về hạ du trong mùa cạn theo quy trình vận hành chỉ mới bắt đầu từ năm 2016, trước đó 02 công trình hầu như không xả về hạ du trong mùa cạn mà chỉ xả trong trường hợp khẩn cấp về an toàn công trình hoặc khi có yêu cầu của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Trong so sánh đánh giá chi tiết việc vận hành xả của các công trình với các quy trình vận hành được áp dụng theo các thời kỳ cho thấy đối với thủy điện An Khê - Ka Năk, tổng lượng xả về hạ lưu trong mùa cạn theo yêu cầu QTVH là khoảng 112,5 triệu m3. Trong 8 năm vận hành có số liệu đo đạc thì chỉ có 2 năm nhiều nước có tổng lượng xả đáp ứng yêu cầu theo QTVH là năm 2017 và 2018. Các năm còn lại tổng lượng xả trong mùa khô đều thấp hơn yêu cầu so với QTVH, trong đó hai năm 2013 và 2014 là hai năm có lượng xả về hạ du thấp nhất và cũng là hai năm ít nước, dữ liệu xả các tháng trong các năm được tổng hợp trong Hình 3.1. Tương tự, với hồ thủy điện Đại Ninh có tổng lượng xả về hạ lưu trong mùa cạn theo yêu cầu QTVH là 21,5 triệu m3, từ năm 2016 đến 2019 chỉ có 1 năm 2016 có tổng lượng xả không đáp ứng yêu cầu theo QTVH. Đối với hồ Đơn Dương, do không có công trình xả sâu nên chỉ có thể xả nước qua tràn xả lũ khi mực nước trong hồ lớn hơn cao trình tràn xả lũ, đây là bất cập rất lớn khi muốn tái phân bổ nguồn nước từ công trình này. Trong 8 năm từ năm 2012 đến 2019, có 5 năm trong mùa khô hồ không xả về hạ lưu là các năm từ 2013 đến 2016 và năm 2018. Mặc dù năm 2017 tổng lượng xả về hạ lưu là lớn nhất với 122 triệu m3, tuy nhiên tháng IV và tháng V lượng xả vẫn rất thấp. Như vậy trên thực tế lượng xả về hạ lưu các hồ là không đáng kể và hầu như không đảm bảo yêu cầu dòng chảy môi trường.
(Nguồn số liệu: hochuathuydien.evn.com.vn)
(Nguồn số liệu: hochuathuydien.evn.com.vn)
Bảng 3.1 Bảng đánh giá và so sánh tổng lượng dòng chảy của các thuỷ điện điều tiết xả nước về lưu vực cho và nhận nước
2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 Cạn 87 117 129 101 102 84 84 104 12% Lũ 45 44 356 583 32 33 771 52 28% Cạn 39 408 527 124 238 366 295 451 35% Lũ 163 155 311 395 158 212 231 134 25% Cạn 17 28 48 5 7 0 0 0 2% Lũ 9 9 408 377 0 18 77 27 14% Cạn 405 378 605 173 306 418 364 441 46% Lũ 140 212 591 424 189 301 373 374 39% Cạn 37 1 122 0 0 0 0 22 3% Lũ 0 63 345 305 0 0 60 95 14% Cạn 410 365 459 317 322 365 348 392 49% Lũ 229 204 336 258 246 229 292 286 34% Tổng lượng xả (triệu m3) TĐ Lưu vực cho, nhận nước Phân theo mùa Trung bình phân theo mùa Đ ơ n Dư ơ n g
Về sông Đa Nhim Về sông Cái PR A n Kh ê Về sông Ba Về sông Kôn Đ ạ i N in
h Về sông Đa Nhim
Về sông Luỹ
Hình 3.1 So sánh quá trình xả nước thực tế về lưu vực cho nước so sánh với quy định của quy trình vận hành liên hồ
(Nguồn số liệu: hochuathuydien.evn.com.vn)
(Nguồn số liệu: hochuathuydien.evn.com.vn)
Trong so sánh vận hành với các quy định về dòng chảy tối thiểu, có thể thấy rằng năm xả lớn nhất của hồ An Khê là năm 2017, lưu lượng trung bình đạt 6,1 m3/s, năm 2018 đạt khoảng 5,5 m3/s, đều cao hơn giá trị Q90%tháng_mùakhô = 5,3 m3/s, các năm còn lại dao động từ 3÷4 m3/s đạt xấp xỉ thấp hơn mức tối thiểu yêu cầu theo quy trình là 4÷5m3/s, tuy nhiên vẫn cao hơn giá trị Qtháng_min = 0,53m3/s. Đối với hồ Đại Ninh, chỉ năm 2017 xả đạt 2,6 m3/s, cao hơn mức Q90%tháng_mùakhô = 2,4 m3/s, các năm còn lại đều có mức xả thấp hơn Qtháng_min = 1,77 m3/s. Đối với hồ Đơn Dương, do chỉ xả được qua tràn xả lũ
Hình 3.2 So sánh quá trình xả nước thực tế về sông Đa Nhim - lưu vực cho nước so sánh với quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai
Hình 3.3 Bảng so sánh chi tiết quá trình xả nước thực tế của hồ Đơn Dương về sông Đa Nhim so sánh với quy định của quy trình vận hành liên hồ
đạt được các quy định về dòng chảy môi trường ở mức Qtháng_min = 2,1 m3/s hoặc Q90%tháng_mùakhô = 4,5 m3/s.
Như vậy việc so sánh quá trình xả với các tính toán theo quy định vận hành bắt buộc và theo các kết quả tính toán về dòng chảy tối thiểu đều cho thấy các hồ đều hiếm khi đảm bảo được theo yêu cầu. Trong phần tiếp theo sẽ phân tích các kết quả tính toán nhu cầu nước và cân bằng nước của mỗi vùng để làm rõ mức độ thừa thiếu nước (tiêu chí C1, C2) nhằm đánh giá làm rõ hơn tác động của mỗi công trình đến mỗi lưu vực sông cho và nhận nước.