Phân tích lựa chọn mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 50 - 51)

6. Bố cục của luận án

1.3.1 Phân tích lựa chọn mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho một số khu vực khô hạn thuộc vùng Nam Trung Bộ hiện nay đòi hỏi phải có các giải pháp cấp nước mang tính đột phá nhằm chủ động ứng phó với tình hình hạn hán thiếu nước trong khu vực, tự thân các khu vực khô hạn không đủ nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong khi các khu vực phụ cận lại có nguồn nước rất dồi dào. Như vậy thực tiễn đòi hỏi phải có các giải pháp tạo nguồn chuyển nước mang tính liên vùng, liên lưu vực sông giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Các cơ sở lý luận về khoa học, thực tiễn và pháp lý hiện nay chưa được nghiên cứu đầy đủ và chặt chẽ. Các nghiên cứu đã có trong vùng và các chủ đề có liên quan phần lớn đều tập trung ở quy mô lưu vực sông, hoặc một số ít ở quy mô vùng. Một số nghiên cứu chỉ tập trung và chuyên sâu vào các lĩnh vực nhỏ như nước mặt, nước ngầm, sản xuất nông nghiệp, hạn hán, chưa có nghiên cứu nào mang tính tổng thể, bao quát và gắn các lĩnh vực nguồn nước, sử dụng nước và tình hình hạn hán thiếu nước để đánh giá một cách tổng thể cũng như tập trung vào vấn đề điều hòa phân bổ nguồn nước trên cả 2 vùng vốn có mối quan hệ hữu cơ với nhau về nguồn nước.

Mặc dù các mô hình toán và công cụ GIS hiện nay được áp dụng phổ biến trong các đề tài dự án trong vùng, nhưng việc áp dụng và triển khai nhằm tính toán đánh giá về điều hòa phân bổ nước trên quy mô lớn ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ hầu như chưa được nghiên cứu, một số nghiên cứu hiện nay mang tính điển hình và học thuật là chính, khó có khả năng ứng dụng trong thực tế.

Như vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của các công trình chuyển nước hiện có, tổng hợp phân tích và xây dựng cơ sở lý luận về mặt khoa học, thực tiễn và pháp lý để xác định khả năng và mức độ điều hoà phân bổ nguồn nước liên lưu vực sông từ vùng Tây Nguyên sang vùng Nam Trung Bộ và giữa các lưu vực sông nội vùng với nhau làm cơ sở đề xuất các định hướng giải pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Trên cơ sở phân tích các tồn tại và sự cần thiết cũng như đã tổng quan được các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu này chỉ tập trung đối tượng, phạm vi nghiên cứu với 03 mục tiêu chính được trình bày ở chương Mở đầu.

Phạm vi số liệu sử dụng: Luận án này ngoài nghiên cứu trên phạm vi 02 vùng kinh tế rộng lớn về mặt không gian, còn đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng và nhạy cảm về quản lý nước đã và đang diễn ra trong thực tiễn đòi hỏi sự kế thừa kinh nghiệm, hiểu biết vùng nghiên cứu. Do đó để đảm bảo đồng bộ, phạm vi số liệu thu thập thực hiện đến năm 2019 đối với các số liệu tính toán, cập nhật đến năm 2020 đối với các số liệu dạng thông tin báo cáo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)