6. Bố cục của luận án
3.1.2 Đánh giá nhóm tiêu chí về nước C1-C2
3.1.2.1 Thủy điện Thượng Kon Tum
a. Lưu vực cho nước: Lưu vực sông Đăk Bla
Đánh giá cân bằng nước chi tiết trong trường hợp có và không có thuỷ điện Thượng Kon Tum chuyển nước ở hiện tại và tương lai đến năm 2050 cho thấy:
Kịch bản khi không có công trình Thượng Kon Tum chuyển nước: Đối với trường hợp hiện trạng sử dụng nước, tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm là 2,48 tỷ m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 31 triệu m3 với tổng nhu cầu nước cả năm là khoảng 116 triệu m3 (năm 2018). Kết quả tính toán cân bằng cho thấy với kịch bản này trên lưu vực không thiếu nước (C1 đảm bảo). Tương tự như vậy với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước tăng lên thành 323 triệu m3/năm, chủ yếu là nhu cầu tưới, dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 34 triệu m3/năm, kết quả tính toán cho thấy trên lưu vực vẫn thừa nước do có khả năng khai thác dòng chảy cơ bản trên các sông suối phục vụ sản xuất và dân sinh (C1 đảm bảo). Kịch bản khi công trình thủy điện Thượng Kon Tum vận hành theo thiết kế, trong cả hai trường hợp hiện trạng và tương lai, lưu vực sông Đăk Bla đều thiếu nước, với lượng nước thiếu khoảng 1 triệu m3, tần suất thiếu khoảng 3% số tháng tính toán, tương ứng với mức đảm bảo cấp nước là 97%, riêng trong tháng VI lượng nước thiếu khoảng 5 triệu m3, tần suất thiếu khoảng 3% số tháng tính toán. Như vậy trong trường hợp này lưu vực cho nước bị thiếu nước nhẹ, đối với các ngành cần cấp nước với mức đảm bảo thấp như ngành trồng trọt thì được coi là không thiếu nước (C1 đảm bảo).
Trong trường hợp tương lai khi nhu cầu nước tăng lên và công trình vận hành chuyển nước với tổng lượng nước chuyển ra khỏi lưu vực trong giai đoạn sản xuất (từ tháng XII đến tháng VIII năm kế tiếp) là khoảng 329 triệu m3, kết quả cân bằng nước chi tiết cho thấy tổng lượng thiếu trên lưu vực Đăk Bla là khoảng 58 triệu m3, trong đó tháng thiếu lớn nhất là tháng I hàng năm với lượng thiếu là 38%, tần suất xảy là khoảng 3%, các tháng II và III tỷ lệ thiếu thấp hơn nhưng tần suất thiếu tăng lên khoảng 8%, sang tháng VI vẫn bị thiếu nước nhẹ, với tần suất thiếu nước là khoảng 3% (C1 đảm bảo).
Như vậy trong hiện tại và tương lai khi vận hành hồ thuỷ điện Thượng Kon Tum chuyển nước sang lưu vực sông Trà Khúc thì trong vùng bị thiếu nước nhẹ, mức đảm bảo cấp nước vẫn đảm bảo cho ngành trồng trọt (với mức đảm bảo yêu cầu là 85%), tuy nhiên sẽ không đảm bảo cho các ngành cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với mức đảm bảo yêu cầu cấp nước 95%. Khi xét tổng thể toàn bộ lưu vực sông Sê San, nhánh sông Pô Cô có thuỷ điện Pleikrông với dung tích trữ là 1.048 triệu m3 xả nước xuống dòng chính phía hạ lưu bao gồm hàng loạt thuỷ điện lớn khác và không có nhiệm vụ cấp nước tưới (hồ Ialy có dung tích 1.037 triệu m3, hồ Sê San 4A có dung tích 264 triệu m3) nên việc thay đổi dòng chảy trong mùa cạn khoảng 3÷6 m3/s không làm thay đổi cân bằng nước của các hồ chứa lớn hạ du. Như vậy có thể kết luận rằng khi vận hành công trình, trên lưu vực cho nước bị thiếu nước nhẹ trong cả hiện tại và tương lai (C1 đảm bảo).
b. Lưu vực nhận nước: Lưu vực sông Trà Khúc
Đối với lưu vực sông nhận nước là lưu vực sông Trà Khúc, nhìn chung có nguồn nước dồi dào hơn vùng cho nước, có các hệ thống hồ chứa lớn để trữ nước phục vụ các nhu cầu nước vùng hạ du, mặc dù nhu cầu nước vùng hạ du cũng rất lớn. Kết quả cân bằng ở tất cả các kịch bản tính đều cho thấy trên lưu vực nhận nước luôn thừa nước, hay nói cách khác việc chuyển nước không có nhiều ý nghĩa đối với lưu vực nhận nước (C2 không đảm bảo). Kết quả cân bằng nước trên lưu vực nhận nước thể hiện như Bảng 3.2.
3.1.2.2 Thủy điện An Khê – Ka Năk
a. Lưu vực cho nước: Lưu vực sông Ba
Kịch bản khi không có chuyển nước trong trường hợp hiện trạng sử dụng nước: Tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm là 6,72 tỷ m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 1,34 tỷ m3 với tổng nhu cầu nước cả năm trên toàn lưu vực là khoảng 1,585 tỷ m3 (năm 2018), kết quả tính toán cân bằng cho thấy với kịch bản này trên lưu vực thiếu nước (C1 không đảm bảo). Tương tự như vậy với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước tăng lên thành 2,9 tỷ m3/năm, chủ yếu là nhu cầu tưới, dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 2,1 tỷ m3, kết quả cho thấy trên lưu vực vẫn thiếu nước do đó vẫn cần tiếp tục nâng cao khả năng khai thác dòng chảy trên các sông suối để phục vụ sản xuất (C1 không đảm bảo).
Kịch bản khi công trình An Khê - Ka Năk chuyển nước sang sông Kôn, trong cả hai trường hợp lưu vực đều thiếu nước, với lượng nước thiếu khoảng 263 triệu m3, tần suất thiếu khoảng 70% ở thời điểm hiện tại; và lượng nước thiếu khoảng 684 triệu m3, tần suất thiếu khoảng 65% trong tương lai năm 2050. Như vậy trong trường hợp này lưu
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực cho và nhận nước của dự án thuỷ điện Thượng Kon Tum
Đơn vị: 106m3 No Kịch bản giai đoạn W85% sản xuất Whi hồ chứa W chuyển nước giai đoạn sản xuất Tổng NCN Kết quả CBN Mike Basin I Lưu vực cho nước: Đak Bla
1 Hiện trạng 2.481 31 - 116 Thừa nước 2 Kịch bản 2050 2.481 34 - 323 Thừa nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 2.481 31 -329 116 Thiếu nước nhẹ 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 2.481 34 -329 323 Thiếu nước nhẹ
II Lưu vực nhận nước: Trà Khúc
1 Hiện trạng 8.204 576 - 775 Thừa nước 2 Kịch bản 2050 8.204 09 - 960 Thừa nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 8.204 76 329 775 Thừa nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 8.204 609 329 960 Thừa nước
vực cho nước bị thiếu nước nghiêm trọng, tất cả các ngành sử dụng nước đều thiếu nước (C1 không đảm bảo).
b. Lưu vực nhận nước: Lưu vực sông Kôn
Lưu vực sông nhận nước có nguồn nước không dồi dào như vùng cho nước, tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm là 4,4 tỷ m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 675 triệu m3 với tổng nhu cầu nước cả năm là khoảng 933 triệu m3 (năm 2018), kết quả tính toán cân bằng cho thấy với kịch bản này trên lưu vực thiếu nước (C2 không đảm bảo). Với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước tăng lên thành 1,0 tỷ m3/năm (chủ yếu là nhu cầu tưới), dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 698 triệu m3. Kết quả tính toán cho thấy kể cả được nhận 350 triệu m3 từ lưu vực sông Ba, lưu vực sông Kôn vẫn thiếu nước nhẹ, tần suất thiếu nước là 74% trong điều kiện hiện trạng và 68% trong tương lai (C2 không đảm bảo).
Kết quả cân bằng nước cho thấy kể cả khi không có công trình chuyển nước thì trên cả 02 lưu vực sông cho nước và nhận nước đều thiếu nước. Khi có công trình vận hành xả nước, vùng cho nước thiếu nước nghiêm trọng hơn vùng nhận nước cả về tổng lượng thiếu, thời gian thiếu và tần suất xuất hiện thiếu nước.
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực cho nước của hệ thống thủy điện An Khê – Ka năk
Đơn vị: 106m3 No Kịch bản W85% giai đoạn sản xuất Whi hồ chứa W chuyển nước giai đoạn sản xuất Tổng NCN Kết quả CBN Mike Basin I Lưu vực cho nước: Ba
1 Hiện trạng 6,721 1,338 1,585 Thiếu nước 2 Kịch bản 2050 6,721 2,057 2,911 Thiếu nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 6,721 1,635 (350) 1,585 Thiếu nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 6,721 2,057 (350) 2,911 Thiếu nước
II Lưu vực nhận nước: Kôn
1 Hiện trạng 4,394 675 933 Thiếu nước 2 Kịch bản 2050 4,394 698 1,043 Thiếu nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 4,394 675 350 933 Thiếu nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 4,394 698 350 1,043 Thiếu nước
3.1.2.3 Đánh giá cân bằng nước thủy điện Đơn Dương và Đại Ninh
Do hai hồ chứa Đơn Dương và Đại Ninh đều nằm trên sông Đa Nhim, phát điện chuyển nước xuống các lưu vực sông ven biển khu vực tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong tính toán này sẽ đánh giá lưu vực cho nước là lưu vực sông Đa Nhim như là một đơn vị cho nước, cung cấp cho 02 lưu vực nhận nước là lưu vực sông Cái Phan Rang và lưu vực sông Luỹ - Quao.
a. Lưu vực cho nước: Lưu vực sông Đa Nhim
Trên lưu vực sông Đa Nhim, vùng thượng nguồn hồ Đơn Dương là đất rừng nên không có nhu cầu nước, nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực này chủ yếu là đoạn sông từ sau thuỷ điện Đơn Dương đến trước thuỷ điện Đại Ninh với đất đai mầu mỡ và bằng phẳng thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngay sau hồ Đại Ninh là 1 loạt thuỷ điện bậc thang trên dòng chính sông Đồng Nai, đoạn sông từ sau thuỷ điện Đại Ninh đến bậc thang đầu tiên trên sông Đồng Nai là thuỷ điện Đồng Nai 1 không có nhu cầu nước sản xuất, do đoạn sông hiểm trở nhiều ghềnh thác không thuận lợi để phát triển, chỉ có yêu cầu về dòng chảy môi trường sinh thái của dòng sông.
Trong trường hợp không chuyển nước: Đối với trường hợp hiện trạng sử dụng nước, tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm của lưu vực sông Đa Nhim là 1,27 tỷ m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 48 triệu m3 với tổng nhu cầu nước cả năm là khoảng 250 triệu m3 (năm 2018), kết quả tính toán cân bằng cho thấy với kịch bản này trên lưu vực thừa nước. Tương tự như vậy với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước tăng lên thành 276 triệu m3/năm, chủ yếu là nhu cầu tưới, dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 48 triệu m3/năm, kết quả tính toán cho thấy trên lưu vực vẫn thừa nước do có khả năng khai thác dòng chảy cơ bản trên các sông suối phục vụ sản xuất và dân sinh.
Trong trường hợp chuyển nước: Phía sau thuỷ điện Đại Ninh không có nhu cầu nước, quy trình vận hành chỉ yêu cầu xả đáp ứng dòng chảy tối thiểu đáp ứng nhu cầu môi trường sinh thái nên đoạn sông sau thuỷ điện Đại Ninh không thiếu nước ở hiện tại và tương lai (C1 đảm bảo). Đối với hồ Đơn Dương chuyển nước sang lưu vực sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận trong cả hai trường hợp hiện trạng và tương lai trong vùng sông Đa Nhim đều thiếu nước, với lượng nước thiếu khoảng 139 triệu m3, tần suất thiếu
khoảng 100% ở giai đoạn hiện trạng, và lượng nước thiếu khoảng 684 triệu m3, tần suất thiếu 95% ở giai đoạn tương lai 2050. Như vậy trong trường hợp này lưu vực cho nước bị thiếu nước nghiêm trọng (C1 không đảm bảo).
b. Lưu vực nhận nước: Lưu vực Sông Cái Phan Rang
Trường hợp không chuyển nước: Lưu vực sông nhận nước có nguồn nước rất khan hiếm với lượng mưa bình quân (1.150mm/năm) thấp nhất cả nước. Hiện trạng tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm của vùng sông Cái Phan Rang là 925 triệu m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 192 triệu m3 với tổng nhu cầu nước cả năm là khoảng 758 triệu m3 (năm 2018), kết quả tính toán cân bằng cho thấy khi hồ Đơn Dương ngừng chuyển nước, trên lưu vực nhận nước thiếu nước rất nghiêm trọng (C2 đảm bảo). Với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước là 684 triệu m3, dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 393 triệu m3. Kết quả tính toán cho thấy trên lưu vực vẫn thiếu nước nghiêm trọng đặc biệt là vào các tháng mùa khô (C2 đảm bảo).
Trường hợp chuyển nước: Mặc dù được nhận 420 triệu m3 trong giai đoạn sản xuất từ tháng I đến tháng VIII hàng năm từ lưu vực sông Đa Nhim trong hiện tại và tương lai, nhưng trong vùng vẫn thiếu nước, tuy nhiên lượng nước thiếu và tần suất thiếu giảm rõ rệt. Trong điều kiện hiện trạng tổng lượng thiếu là 125 triệu m3, và tần suất thiếu lớn nhất là 97% vào tháng IV; trong tương lai tổng lượng nước thiếu là 38 triệu m3 và tần suất thiếu lớn nhất là 89%.
c. Lưu vực nhận nước: Lưu vực sông Luỹ-Quao
Trường hợp không chuyển nước: Trên lưu vực sông nhận nước sông Lũy, sông Quao, có hình thái khí hậu tương tự vùng sông Cái Phan Rang, tổng lượng nguồn nước với mức đảm bảo 85% hàng năm của vùng sông Cái Phan Rang là 1,45 tỷ m3, trong đó các hồ chứa thuỷ lợi tích trữ được khoảng 193 triệu m3 với tổng nhu cầu nước cả năm là khoảng 979 triệu m3 (năm 2018), kết quả tính toán cân bằng cho thấy với kịch bản này trên lưu vực thiếu nước (C2 đảm bảo). Với tính toán cân bằng nước trong tương lai khi nhu cầu nước là 855 triệu m3, dung tích các hồ thuỷ lợi phục vụ tưới là khoảng 313 triệu m3, kết quả tính toán cho thấy trên lưu vực vẫn thiếu nước nghiêm trọng đặc biệt là vào
Trường hợp chuyển nước: Hàng năm thuỷ điện Đại Ninh phát điện chuyển nước bổ sung khoảng 473 triệu m3 từ tháng XII đến tháng VII năm sau, kết quả cân bằng cho thấy lưu vực nhận nước vẫn thiếu nước, ở mức đảm bảo 85% cả giai đoạn hiện trạng và tương lai.