Tổng quan thực tiễn và nghiên cứu về chuyển nước ở vùng Tây Nguyên và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 34)

6. Bố cục của luận án

1.2 Tổng quan thực tiễn và nghiên cứu về chuyển nước ở vùng Tây Nguyên và

Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ

Vùng nghiên cứu là vùng Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ là 2 vùng kinh tế lớn của Việt Nam gồm 13 tỉnh, thành phố. Hai vùng này có vị trí địa lý nằm cạnh nhau nhưng điều kiện tự nhiên lại tương đối khác biệt, đặc biệt là chế độ khí hậu và chế độ mưa. Vùng Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính chảy qua và phân bố tương đối đồng đều. Các lưu vực sông Tây Nguyên chảy theo 3 hướng chính: Sông Ba có chiều dài từ nguồn đến giáp ranh với tỉnh Phú Yên là 304 km với diện tích lưu vực 13.417 km2 chảy theo hướng Đông ra Biển Đông; Sông Sê San có diện tích lưu vực 11.510 km2, sông Srêpôk có diện tích lưu vực 18.230 km2 chảy theo hướng Tây sang Campuchia và nhập vào dòng chính sông Mê Kông; Sông Đồng Nai phần thuộc vùng Tây Nguyên có diện tích lưu vực khoảng 23.252 km2 chảy theo hướng Nam về vùng Đông Nam Bộ và ra Biển Đông. Đặc điểm chính của các hệ thống sông này đều có sinh thủy trong nội vùng Tây Nguyên và chảy ra các hướng khác nhau, như vậy về nguồn nước không bị phụ thuộc vào các quốc gia khác và có thể chủ động trong việc điều hòa phân bổ nguồn nước. Vùng Nam Trung bộ bao gồm 6 lưu vực sông vừa và lớn và có rất nhiều các sông suối nhỏ ven biển. Một trong các hệ thống lớn và là sông liên tỉnh như sông Vu Gia-Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.035 km2, sông Trà Khúc, sông Kôn, hạ lưu sông Ba, sông Cái Phan Rang và sông La Ngà; các sông có hệ thống chuyển nước liên lưu vực từ vùng Tây Nguyên là sông Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, sông Cái Phan Rang và sông La Ngà. Đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi vùng Nam Trung bộ là sông thường ngắn và rất ngắn, dài nhất là sông Ba bắt nguồn từ vùng Tây Nguyên, các sông thường có độ dốc lớn, bụng chứa nước nhỏ. Địa hình cũng có sự chuyển tiếp ở một số khu vực dọc theo sông Ba, sông Kôn, sông Cái Phan Rang và sông La Ngà, các khu vực còn lại mức độ chia cắt tương đối lớn nên không thuận lợi cho việc kết nối hai vùng.

1.2.1.2 Mối liên kết nguồn nước giữa 2 vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Do một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình địa mạo và nhu cầu nước để phát triển kinh tế xã hội nên hiện nay đã có sự gắn kết nguồn nước giữa 2 vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)